Hơi thở cuối cùng của thiên tài Thomas Edison được lưu giữ thế nào?

Thiên tài Thomas Edison sở hữu hơn 1.500 sáng chế. Trong số này, phát minh bóng đèn của ông được nhiều người biết đến nhất. Không chỉ để lại những sáng chế vĩ đại, Edison còn để lại hơi thở cuối cùng khi hấp hối.

Sinh ngày 11/2/1847, tại Milan, Ohio, Mỹ, thiên tài Thomas Edison là một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất lịch sử. Ông dành phần lớn thời gian trong cuộc đời để nghiên cứu, tìm tòi và sáng chế ra nhiều thứ giúp thay đổi cuộc sống của nhân loại.

Sinh ngày 11/2/1847, tại Milan, Ohio, Mỹ, thiên tài Thomas Edison là một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất lịch sử. Ông dành phần lớn thời gian trong cuộc đời để nghiên cứu, tìm tòi và sáng chế ra nhiều thứ giúp thay đổi cuộc sống của nhân loại.

Sở hữu hơn 1.500 sáng chế, thiên tài Edison được biết đến nhiều nhất nhờ phát minh ra bóng đèn điện sợi đốt và sau này được vinh danh "Người mang lại mặt trời thứ hai cho nhân loại".

Sở hữu hơn 1.500 sáng chế, thiên tài Edison được biết đến nhiều nhất nhờ phát minh ra bóng đèn điện sợi đốt và sau này được vinh danh "Người mang lại mặt trời thứ hai cho nhân loại".

Không chỉ có sự nghiệp thành công, cuộc đời của Thomas Edison trở thành chủ đề được công chúng vô cùng quan tâm. Trong số này, nhiều người không khỏi bất ngờ khi biết được bảo tàng Henry Ford ở Mỹ là nơi lưu giữ và trưng bày hơi thở cuối cùng của nhà phát minh đại tài này.

Không chỉ có sự nghiệp thành công, cuộc đời của Thomas Edison trở thành chủ đề được công chúng vô cùng quan tâm. Trong số này, nhiều người không khỏi bất ngờ khi biết được bảo tàng Henry Ford ở Mỹ là nơi lưu giữ và trưng bày hơi thở cuối cùng của nhà phát minh đại tài này.

Thông tin này khiến công chúng tò mò về câu chuyên liên quan đến hơi thở cuối cùng của Thomas Edison. Henry Ford (1863 - 1947) là ông chủ hãng Ford Motor và là bạn thân của nhà sáng chế Edison.

Thông tin này khiến công chúng tò mò về câu chuyên liên quan đến hơi thở cuối cùng của Thomas Edison. Henry Ford (1863 - 1947) là ông chủ hãng Ford Motor và là bạn thân của nhà sáng chế Edison.

Khi thiên tài Edison hấp hối trên giường bệnh ngày 18/10/1931, bác sĩ đã thu lại hơi thở cuối cùng của ông bằng một ống nghiệm có nút đậy ngay bên cạnh.

Khi thiên tài Edison hấp hối trên giường bệnh ngày 18/10/1931, bác sĩ đã thu lại hơi thở cuối cùng của ông bằng một ống nghiệm có nút đậy ngay bên cạnh.

Theo một số câu chuyện được lưu truyền trong dân gian, khi Edison hấp hối, người bạn thân Henry Ford đã nói với Charles Edison - con trai Thomas Edison về việc cầm ống nghiệm bên cạnh miệng ông để giữ lại hơi thở cuối cùng. Ông Ford hy vọng việc làm này sẽ giúp lưu giữ một kỷ vật gợi nhớ đến nhà phát minh vĩ đại.

Theo một số câu chuyện được lưu truyền trong dân gian, khi Edison hấp hối, người bạn thân Henry Ford đã nói với Charles Edison - con trai Thomas Edison về việc cầm ống nghiệm bên cạnh miệng ông để giữ lại hơi thở cuối cùng. Ông Ford hy vọng việc làm này sẽ giúp lưu giữ một kỷ vật gợi nhớ đến nhà phát minh vĩ đại.

Thế nhưng, câu chuyện trên không phải sự thật. Trên thực tế, Charles không cầm ống nghiệm nào bên cạnh miệng của Thomas Edison khi cha đang hấp hối.

Thế nhưng, câu chuyện trên không phải sự thật. Trên thực tế, Charles không cầm ống nghiệm nào bên cạnh miệng của Thomas Edison khi cha đang hấp hối.

Thay vào đo, các ống nghiệm được đặt quanh giường của Thomas Edison trong quá trình điều trị. Ngay sau khi Edison qua đời, Charles yêu cầu bác sĩ của cha là Hubert S. Howe niêm phong những ống nghiệm bằng parafin và gửi một chiếc cho Henry Ford.

Thay vào đo, các ống nghiệm được đặt quanh giường của Thomas Edison trong quá trình điều trị. Ngay sau khi Edison qua đời, Charles yêu cầu bác sĩ của cha là Hubert S. Howe niêm phong những ống nghiệm bằng parafin và gửi một chiếc cho Henry Ford.

Mọi người không hề hay biết về ống nghiệm chứa hơi thở cuối cùng của Thomas Edison mà Henry Ford lưu giữ trong suốt nhiều năm. Pahir đến năm 1950, hiện vật trên được liệt kê vào danh sách tài sản của Henry Ford sau khi vợ ông là bà Clara qua đời.

Mọi người không hề hay biết về ống nghiệm chứa hơi thở cuối cùng của Thomas Edison mà Henry Ford lưu giữ trong suốt nhiều năm. Pahir đến năm 1950, hiện vật trên được liệt kê vào danh sách tài sản của Henry Ford sau khi vợ ông là bà Clara qua đời.

Một thời gian sau, ống nghiệm chứa hơi thở cuối cùng của Thomas Edison mất tích trước khi được phát hiện trong hộp trưng bày tại một cuộc triển lãm ở Bảo tàng Henry Ford vào năm 1978.

Một thời gian sau, ống nghiệm chứa hơi thở cuối cùng của Thomas Edison mất tích trước khi được phát hiện trong hộp trưng bày tại một cuộc triển lãm ở Bảo tàng Henry Ford vào năm 1978.

Mời độc giả xem video: Gặp gỡ Người Việt sáng chế chiếc khẩu trang đầu tiên chống lại 99% virus Sars-CoV-2. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (theo Atlas Obscura)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/hoi-tho-cuoi-cung-cua-thien-tai-thomas-edison-duoc-luu-giu-the-nao-1853900.html