Trong dự báo mới nhất của mình, Cơ quan quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết 2 luồng bức xạ bùng nổ từ Mặt trời vào 2 ngày 14 và 15/8 đang hướng về Trái đất, dự kiến tấn công hành tinh của chúng ta vào ngày 18/8.
CME đầu tiên là một đám mây plasma đen, CME thứ hai có thể gây ra cơn bão từ. Tác động dễ nhận biết nhất của bão từ là làm ảnh hưởng các hệ thống công nghệ phụ thuộc nhiều vào tín hiệu như cơ sở hạ tầng Internet, gián đoạn hệ thống định vị hay làm hư hại lưới điện.
Hoạt động gia tăng trên bề mặt Mặt trời khi nó đạt đến cực đại trong 11 năm qua làm xuất hiện các chùm tia hướng về Trái đất. CME đã tấn công hành tinh của chúng ta vài lần trong những tháng gần đây.
Bão từ có thể quan sát được, vì chúng tạo ra những màn trình diễn ánh sáng tuyệt vời trong khí quyển Trái đất, còn gọi là cực quang.
Tuy nhiên, cực quang sinh ra từ 2 CME đang hướng tới Trái đất có thể sẽ nhợt nhạt hơn so với cơn bão Mặt trời tồi tệ nhất từng tác động đến hành tinh của chúng ta. Chúng được gọi là Sự kiện Carrington, diễn ra vào năm 1859.
Sự kiện Carrington, được đặt tên theo nhà thiên văn học người Anh đã phát hiện CME khi đó, đã đốt cháy các hệ thống điện tích xuyên suốt châu Âu và Mỹ, gây hỏa hoạn tại một số tòa nhà và phóng ra cực quang đến tận phía nam Cuba.
Theo NOAA, CME có thể gây ra các cơn bão địa từ nhỏ G1 hoặc các cơn bão địa từ G2-G5 nghiêm trọng hơn. CME cũng có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của tàu vũ trụ, liên lạc vô tuyến và tạo ra cực quang tuyệt đẹp thắp sáng bầu trời đêm.
Viện Khoa học quốc gia Mỹ từng đánh giá ảnh hưởng kinh tế của một sự kiện siêu bão tương tự Carrington có thể vượt hơn 2.000 tỉ USD và gây ra khủng hoảng khắp toàn cầu vì lưới điện sập hàng loạt.
Gần đây nhất, hồi tháng 4/2022, một cơn bão Mặt Trời mạnh ở mức G3 đã được NOAA ghi nhận. Cơn bão bắt nguồn từ một vụ bùng nổ bức xạ từ Mặt trời, khiến từ trường liên hành tinh bị xáo động trong nhiều giờ.
Bão mặt trời (tiếng anh là Solar Storm) hay còn gọi là gió mặt trời, được định nghĩa là một vụ nổ năng lượng từ tính trong bầu khí quyển của mặt trời, gây ra sự bùng nổ dữ dội của ánh sáng.
Nguyên nhân là do các khí siêu nóng plasma bao quanh lõi hình thành nên mặt trời bị xáo trộn trên bề mặt, gây ra sự bùng phát năng lượng cực lớn qua lớp ngoài cùng của mặt trời (nhật quyển), ảnh hưởng đến hệ thống năng lượng mặt trời.
Từ bề mặt trái đất, chúng ta có thể quan sát được bão mặt trời qua kính viễn vọng, tia X không gian và các thiết bị chụp ảnh nhiệt.
Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Thùy Dung (T.H)