Hơn 1.000 người Trung Quốc đã trở lại TPHCM nhưng làm việc từ xa

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, có 1.069 lao động người Trung Quốc (bao gồm chuyên gia, nhà quản lý, lao động kỹ thuật, giám đốc điều hành...) đã trở lại TPHCM làm việc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch do virus Corona, những lao động này được cách ly, làm việc từ xa chứ không vào công ty, nhà máy.

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, có 1.069 lao động người Trung Quốc (bao gồm chuyên gia, nhà quản lý, lao động kỹ thuật, giám đốc điều hành...) đã trở lại TPHCM làm việc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch do virus Corona, những lao động này được cách ly, làm việc từ xa chứ không vào công ty, nhà máy.

 Sở Du lịch TPHCM phối hợp với các đơn vị liên quan phát khẩu trang miễn phí cho người dân và du khách (ảnh: Phạm Nguyễn) Chiều 3/2, Thường trực Thành ủy TPHCM tổ chức cuộc họp với 24 quận, huyện và các sở, ngành về công tác phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (nCoV). Báo cáo tại cuộc họp, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TP, cho biết, mới đây, 99 hành khách đi du lịch Đài Loan đã trở về nước và thực hiện theo các khuyến cáo trong phòng, chống dịch nCoV. "Sở cũng phối hợp kiểm soát lịch trình di chuyển, lưu trú khách du lịch nước ngoài. Khuyến khích và vận động du khách đeo khẩu trang. Mới đây, Sở cũng phát miễn phí khẩu trang cho du khách. Khách Tây cũng chưa quan tâm lắm việc này, nhưng khi giải thích thì họ thay đổi hành vi", ông Vũ nói. Liên quan đến cung ứng khẩu trang cho người dân, Giám đốc Sở Công thương Phạm Thành Kiên cho biết, ngày 4/2 sẽ có 3 tổ công tác làm việc với các đơn vị sản xuất khẩu trang để đánh giá tình hình cung ứng cho người dân trong thời gian tới. Tuy nhiên, ông Kiên lo ngại thiếu nguyên liệu sản xuất trong trường hợp dịch bệnh kéo dài. Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đề nghị Sở Công thương làm đầu mối, tính toán khả năng cung cấp khẩu trang, sử dụng trong thời gian tới, không đủ thì có giải pháp gì. "Không thể nói không có nguyên liệu nhập khẩu thì bó tay? Phục vụ không chỉ người dân thành phố mà cả khách vãng lai. Sở phải xem xét kiến nghị cái gì? Nguyên liệu không đủ thì có giải pháp gì? Ngày mai (4/2) phải báo cáo lại cho lãnh đạo thành phố", ông Phong nhấn mạnh. Ông Kiên cho biết, ngay trong buổi chiều ngày 4/2 sẽ có báo cáo tổng hợp gửi UBND TP. Trong khi đó, ông Đỗ Văn Dũng, Trưởng phòng nghiệp vụ dược - Sở Y tế, cho biết toàn bộ hệ thống 205 nhà thuốc Pharmacy đã ký hợp đồng cung cấp 130 triệu khẩu trang, dựa trên nguyên liệu tồn kho. Tuy nhiên, với khuyến cáo mỗi ngày sử dụng 3 khẩu trang mỗi người, nếu trường hợp dịch bệnh kéo dài thì việc sản xuất, cung ứng khẩu trang gặp khó khăn. Theo ông Dũng, hiện các nhà máy cũng liên hệ nguồn cung cấp nguyên liệu ở Trung Quốc nhưng gặp khó khăn. Chính vì thế, có khuyến cáo sử dụng khẩu trang vải, giấy. Ông Dũng cho biết có nhóm nghiên cứu việc sử dụng tinh dầu tràm để nhỏ vào khẩu trang giấy, Sở Y tế sẽ làm việc với nhóm nghiên cứu để rõ hơn về việc này. Ngoài ra, Bưu điện TP cũng không nhận chuyển khẩu trang và nước rửa tay ra nước ngoài.

Sở Du lịch TPHCM phối hợp với các đơn vị liên quan phát khẩu trang miễn phí cho người dân và du khách (ảnh: Phạm Nguyễn) Chiều 3/2, Thường trực Thành ủy TPHCM tổ chức cuộc họp với 24 quận, huyện và các sở, ngành về công tác phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (nCoV). Báo cáo tại cuộc họp, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TP, cho biết, mới đây, 99 hành khách đi du lịch Đài Loan đã trở về nước và thực hiện theo các khuyến cáo trong phòng, chống dịch nCoV. "Sở cũng phối hợp kiểm soát lịch trình di chuyển, lưu trú khách du lịch nước ngoài. Khuyến khích và vận động du khách đeo khẩu trang. Mới đây, Sở cũng phát miễn phí khẩu trang cho du khách. Khách Tây cũng chưa quan tâm lắm việc này, nhưng khi giải thích thì họ thay đổi hành vi", ông Vũ nói. Liên quan đến cung ứng khẩu trang cho người dân, Giám đốc Sở Công thương Phạm Thành Kiên cho biết, ngày 4/2 sẽ có 3 tổ công tác làm việc với các đơn vị sản xuất khẩu trang để đánh giá tình hình cung ứng cho người dân trong thời gian tới. Tuy nhiên, ông Kiên lo ngại thiếu nguyên liệu sản xuất trong trường hợp dịch bệnh kéo dài. Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đề nghị Sở Công thương làm đầu mối, tính toán khả năng cung cấp khẩu trang, sử dụng trong thời gian tới, không đủ thì có giải pháp gì. "Không thể nói không có nguyên liệu nhập khẩu thì bó tay? Phục vụ không chỉ người dân thành phố mà cả khách vãng lai. Sở phải xem xét kiến nghị cái gì? Nguyên liệu không đủ thì có giải pháp gì? Ngày mai (4/2) phải báo cáo lại cho lãnh đạo thành phố", ông Phong nhấn mạnh. Ông Kiên cho biết, ngay trong buổi chiều ngày 4/2 sẽ có báo cáo tổng hợp gửi UBND TP. Trong khi đó, ông Đỗ Văn Dũng, Trưởng phòng nghiệp vụ dược - Sở Y tế, cho biết toàn bộ hệ thống 205 nhà thuốc Pharmacy đã ký hợp đồng cung cấp 130 triệu khẩu trang, dựa trên nguyên liệu tồn kho. Tuy nhiên, với khuyến cáo mỗi ngày sử dụng 3 khẩu trang mỗi người, nếu trường hợp dịch bệnh kéo dài thì việc sản xuất, cung ứng khẩu trang gặp khó khăn. Theo ông Dũng, hiện các nhà máy cũng liên hệ nguồn cung cấp nguyên liệu ở Trung Quốc nhưng gặp khó khăn. Chính vì thế, có khuyến cáo sử dụng khẩu trang vải, giấy. Ông Dũng cho biết có nhóm nghiên cứu việc sử dụng tinh dầu tràm để nhỏ vào khẩu trang giấy, Sở Y tế sẽ làm việc với nhóm nghiên cứu để rõ hơn về việc này. Ngoài ra, Bưu điện TP cũng không nhận chuyển khẩu trang và nước rửa tay ra nước ngoài.

 Giám đốc Sở Y tế TP Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết thành phố đang gấp rút hoàn thành bệnh viện dã chiến với quy mô 500 giường bệnh Giám đốc Sở Y tế TP Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, hiện nay Sở Y tế phối hợp Bộ Tư lệnh gấp rút xây dựng bệnh viện dã chiến, dự kiến hoàn thành ngày 15/2. Bệnh viện dã chiến có quy mô 500 giường bệnh (có ít nhất 30 giường hồi sức tích cực) tại huyện Củ Chi và Nhà Bè. Liên quan đến lao động người nước ngoài, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP, cho biết đã tạm dừng cấp phép lao động cho 9 người Trung Quốc trở về từ vùng dịch. Bên cạnh đó, Sở đã làm việc với 86 đơn vị có chức năng xuất khẩu lao động đi nước ngoài để lùi thời gian đưa người đi lao động ở Trung Quốc và một số nước có dịch. "Số lao động người Trung Quốc trở lại thành phố làm việc sau Tết là 1.069 người (thuộc 187 doanh nghiệp), chuyên gia là 750 người, nhà quản lý là 80 người, lao động kỹ thuật 70 người, giám đốc điều hành là 30 người... Sở đã đề nghị chỉ đạo điều hành từ xa, ở khách sạn, nhà trọ chứ không trực tiếp đến công ty", ông Tấn thông tin. Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP Huỳnh Thanh Nhân cho biết, hiện có 3 đoàn nghệ thuật đi biểu diễn ở nước ngoài. Trong đó, đoàn biểu diễn ở Singapore sẽ về nước vào ngày 4/2, đoàn đi Đài Loan thì về trễ hơn. Ông cũng thông tin là sức khỏe của thành viên đoàn vẫn tốt. Cũng do tình hình dịch bệnh, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao tại thành phố cũng bị hoãn và lùi thời gian tổ chức.

Giám đốc Sở Y tế TP Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết thành phố đang gấp rút hoàn thành bệnh viện dã chiến với quy mô 500 giường bệnh Giám đốc Sở Y tế TP Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, hiện nay Sở Y tế phối hợp Bộ Tư lệnh gấp rút xây dựng bệnh viện dã chiến, dự kiến hoàn thành ngày 15/2. Bệnh viện dã chiến có quy mô 500 giường bệnh (có ít nhất 30 giường hồi sức tích cực) tại huyện Củ Chi và Nhà Bè. Liên quan đến lao động người nước ngoài, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP, cho biết đã tạm dừng cấp phép lao động cho 9 người Trung Quốc trở về từ vùng dịch. Bên cạnh đó, Sở đã làm việc với 86 đơn vị có chức năng xuất khẩu lao động đi nước ngoài để lùi thời gian đưa người đi lao động ở Trung Quốc và một số nước có dịch. "Số lao động người Trung Quốc trở lại thành phố làm việc sau Tết là 1.069 người (thuộc 187 doanh nghiệp), chuyên gia là 750 người, nhà quản lý là 80 người, lao động kỹ thuật 70 người, giám đốc điều hành là 30 người... Sở đã đề nghị chỉ đạo điều hành từ xa, ở khách sạn, nhà trọ chứ không trực tiếp đến công ty", ông Tấn thông tin. Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP Huỳnh Thanh Nhân cho biết, hiện có 3 đoàn nghệ thuật đi biểu diễn ở nước ngoài. Trong đó, đoàn biểu diễn ở Singapore sẽ về nước vào ngày 4/2, đoàn đi Đài Loan thì về trễ hơn. Ông cũng thông tin là sức khỏe của thành viên đoàn vẫn tốt. Cũng do tình hình dịch bệnh, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao tại thành phố cũng bị hoãn và lùi thời gian tổ chức.

Phát biểu tại cuộc họp, một lần nữa, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đề cập đến vấn đề cung ứng khẩu trang cho người dân. Ông đề nghị cần làm rõ đối tượng nào cần đeo khẩu trang y tế và đeo khi nào. Ngành y tế và Sở Công thương cần có dự báo nhu cầu sử dụng khẩu trang và phương án trong thời gian tới, để tránh tình trạng khan hiếm, rối loạn. Việc người dân phải mua khẩu trang y tế hay thành phố cấp phát sẽ tính toán sau.

Bên cạnh đó, người đứng đầu Đảng bộ TP cũng lưu ý và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cách ly 14 ngày đối với người trở về từ vùng dịch. Ông đề nghị chú ý đến các doanh nghiệp, nhà máy, khu chung cư để có giải pháp kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ lây lan bệnh dịch.

Theo Bí thư Nhân, vào tuần tới, khi học sinh trở lại trường thì công tác chuẩn bị, ứng phó phải rõ ràng như: cô giáo biết những gì và nói gì với học sinh về dịch bệnh, còn học sinh làm gì, đeo khẩu trang như thế nào?

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh: "Thành phố cho nghỉ học là để chuẩn bị xử lý thế nào khi cho các em vào học. Không có lúng túng khi đi học lại".

Theo báo Dân Trí

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/274/137772/hon-1.000-nguoi-trung-quoc-da-tro-lai-tphcm-nhung-lam-viec-tu-xa.htm