Hơn 300 trẻ tự kỷ tham dự hội thao lớn nhất Sài Gòn

Hội thao hòa nhập dành cho trẻ tự kỷ với chủ đề 'Ngày hội của các thiên thần' đã thu hút hơn 300 bạn nhỏ cùng phụ huynh, giáo viên đến tham dự.

Ngày 15/6, Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM phối hợp cùng Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam, đã tổ chức chương trình hội thao hòa nhập dành cho trẻ tự kỷ với chủ đề "Ngày hội của các thiên thần" tại Nhà thi đấu quận Tân Bình.

Ngày 15/6, Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM phối hợp cùng Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam, đã tổ chức chương trình hội thao hòa nhập dành cho trẻ tự kỷ với chủ đề "Ngày hội của các thiên thần" tại Nhà thi đấu quận Tân Bình.

Đây là lần thứ 2 chương trình được tổ chức nhằm tạo sân chơi phù hợp, giúp trẻ tự kỷ gia tăng sự tự tin, góp phần cải thiện hành vi, sớm hòa nhập cộng đồng.

Đây là lần thứ 2 chương trình được tổ chức nhằm tạo sân chơi phù hợp, giúp trẻ tự kỷ gia tăng sự tự tin, góp phần cải thiện hành vi, sớm hòa nhập cộng đồng.

Hội thao bao gồm các nội dung như bơi lội, điền kinh, bật xa, nhảy bao bố, kéo co, trình diễn thời trang.

Hội thao bao gồm các nội dung như bơi lội, điền kinh, bật xa, nhảy bao bố, kéo co, trình diễn thời trang.

Trong các môn thể thao, điền kinh là khu vực được đông đảo phụ huynh và các bé quan tâm.

Trong các môn thể thao, điền kinh là khu vực được đông đảo phụ huynh và các bé quan tâm.

Đặc điểm cơ bản của trẻ tự kỷ, tùy theo mức độ nặng nhẹ, là thiếu ngôn ngữ, năng lực phát triển chậm so với bạn cùng lứa. Nhiều em có hành vi bất thường như tự làm đau, tự va đầu vào tường, đánh bạn, tăng động,...

Đặc điểm cơ bản của trẻ tự kỷ, tùy theo mức độ nặng nhẹ, là thiếu ngôn ngữ, năng lực phát triển chậm so với bạn cùng lứa. Nhiều em có hành vi bất thường như tự làm đau, tự va đầu vào tường, đánh bạn, tăng động,...

Anh Nguyễn Hoàng Nam đang cùng con trai Huỳnh Nguyễn Phúc Lộc (8 tuổi), hoàn thành những bước chạy cuối cùng. Chị Nguyễn Thị Kim Ngọc (mẹ bé Lộc) cho biết gia đình phát hiện con mắc hội chứng này từ năm 1 tuổi. Sau khi đưa con đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và tham gia trường học đặc biệt dành cho trẻ tự kỷ, hiện tại, bé Lộc phát triển rất tốt, có thể viết chữ, học tính toán, cầm đũa, tự vệ sinh cá nhân.

Anh Nguyễn Hoàng Nam đang cùng con trai Huỳnh Nguyễn Phúc Lộc (8 tuổi), hoàn thành những bước chạy cuối cùng. Chị Nguyễn Thị Kim Ngọc (mẹ bé Lộc) cho biết gia đình phát hiện con mắc hội chứng này từ năm 1 tuổi. Sau khi đưa con đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và tham gia trường học đặc biệt dành cho trẻ tự kỷ, hiện tại, bé Lộc phát triển rất tốt, có thể viết chữ, học tính toán, cầm đũa, tự vệ sinh cá nhân.

"Mình bỏ việc ở Long Hải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), để cùng con lên đây thuê nhà trọ rồi cho bé đi học trường học đặc biệt", chị Trần Thị Hằng, mẹ của bé Trần Anh Duy (7 tuổi), tâm sự.

"Mình bỏ việc ở Long Hải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), để cùng con lên đây thuê nhà trọ rồi cho bé đi học trường học đặc biệt", chị Trần Thị Hằng, mẹ của bé Trần Anh Duy (7 tuổi), tâm sự.

Hòa mình chơi đùa với các bé cùng nụ cười thường trực trên môi, chị Trần Hồng Phương (thành viên ban tổ chức chương trình) cho hay: "Ban đầu, mình rất lo các bé sẽ rụt rè. Tuy nhiên, khi chứng kiến các bé thỏa thích vui chơi, mình rất hạnh phúc và thấu hiểu rằng để nuôi dạy một đứa trẻ bình thường đã là rất khó, huống hồ là các em mắc hội chứng này".

Hòa mình chơi đùa với các bé cùng nụ cười thường trực trên môi, chị Trần Hồng Phương (thành viên ban tổ chức chương trình) cho hay: "Ban đầu, mình rất lo các bé sẽ rụt rè. Tuy nhiên, khi chứng kiến các bé thỏa thích vui chơi, mình rất hạnh phúc và thấu hiểu rằng để nuôi dạy một đứa trẻ bình thường đã là rất khó, huống hồ là các em mắc hội chứng này".

Anh Lương Huỳnh Quốc Huy, bố của bé Lương Mỹ Kim (5 tuổi), tâm sự: "Khi phát hiện con mắc hội chứng tự kỷ lúc hơn 2 tuổi, mình gửi bé vào trường học đặc biệt và nhận được sự dạy dỗ tận tình của các cô giáo. Đến bây giờ, mình rất tự hào khi phát hiện con có khả năng nhớ rất tốt, đặc biệt là ngoại ngữ".

Anh Lương Huỳnh Quốc Huy, bố của bé Lương Mỹ Kim (5 tuổi), tâm sự: "Khi phát hiện con mắc hội chứng tự kỷ lúc hơn 2 tuổi, mình gửi bé vào trường học đặc biệt và nhận được sự dạy dỗ tận tình của các cô giáo. Đến bây giờ, mình rất tự hào khi phát hiện con có khả năng nhớ rất tốt, đặc biệt là ngoại ngữ".

Theo ước tính của các chuyên gia, Việt Nam có khoảng một triệu trẻ tự kỷ và 8 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp của hội chứng này.

Theo ước tính của các chuyên gia, Việt Nam có khoảng một triệu trẻ tự kỷ và 8 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp của hội chứng này.

Thời gian tới, bộ tài liệu quốc gia đầu tiên về hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ sẽ chính thức được công bố.

Thời gian tới, bộ tài liệu quốc gia đầu tiên về hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ sẽ chính thức được công bố.

Bộ tài liệu sẽ cung cấp cho các giáo viên, kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ và các cha mẹ đang chăm sóc trẻ em tự kỷ những kiến thức toàn diện về dấu hiệu nhận biết, phương pháp và cách xây dựng chương trình can thiệp phù hợp để trẻ cải thiện hành vi.

Bộ tài liệu sẽ cung cấp cho các giáo viên, kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ và các cha mẹ đang chăm sóc trẻ em tự kỷ những kiến thức toàn diện về dấu hiệu nhận biết, phương pháp và cách xây dựng chương trình can thiệp phù hợp để trẻ cải thiện hành vi.

Không chỉ tạo sân chơi cho trẻ tự kỷ, chương trình cũng mong muốn tác động đến nhận thức của cộng đồng về hội chứng này, qua đó chung tay góp sức để hỗ trợ, tạo cơ hội cho trẻ tự kỷ được sống bình đẳng, phát triển năng lực.

Không chỉ tạo sân chơi cho trẻ tự kỷ, chương trình cũng mong muốn tác động đến nhận thức của cộng đồng về hội chứng này, qua đó chung tay góp sức để hỗ trợ, tạo cơ hội cho trẻ tự kỷ được sống bình đẳng, phát triển năng lực.

Liêu Lãm

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/hon-300-tre-tu-ky-tham-du-hoi-thao-lon-nhat-sai-gon-post956972.html