Hơn nửa thế kỷ đối đầu trên truyền hình của các ứng viên tổng thống Mỹ

Sự phát triển của truyền hình trực tiếp đã cho ra đời mô hình tranh luận giữa các ứng viên tổng thống Mỹ - một phần không thể thiếu trong văn hóa bầu cử ở nước này suốt 60 năm qua.

 Cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên được truyền hình trực tiếp tại Mỹ vào năm 1960, giữa ứng viên Dân chủ là Thượng nghị sĩ John F. Kennedy và ứng viên Cộng hòa - Phó tổng thống Richard Nixon. Ông Nixon không có thần thái tốt vì vừa khỏi bệnh, quên cạo râu và từ chối trang điểm. Gần 70 triệu người xem trên cả nước tập trung vào điều họ nhìn thấy nhiều hơn nội dung được nghe. Ứng viên Cộng hòa đánh mất phong độ, thất bại trước John F. Kennedy. Ảnh: Reuters.

Cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên được truyền hình trực tiếp tại Mỹ vào năm 1960, giữa ứng viên Dân chủ là Thượng nghị sĩ John F. Kennedy và ứng viên Cộng hòa - Phó tổng thống Richard Nixon. Ông Nixon không có thần thái tốt vì vừa khỏi bệnh, quên cạo râu và từ chối trang điểm. Gần 70 triệu người xem trên cả nước tập trung vào điều họ nhìn thấy nhiều hơn nội dung được nghe. Ứng viên Cộng hòa đánh mất phong độ, thất bại trước John F. Kennedy. Ảnh: Reuters.

 Gần 16 năm sau, truyền hình Mỹ mới lần thứ hai chiếu trực tiếp một cuộc tranh luận giữa hai ứng viên tổng thống. Đó là cuộc đua vào Nhà Trắng năm 1976 giữa ứng viên đảng Dân chủ Jimmy Carter, khi đó là thống đốc bang Georgia, và ứng viên Cộng hòa Gerald Ford, người kế nhiệm ghế tổng thống sau khi ông Nixon từ chức vì bê bối Watergate. Ông Carter chiến thắng trong cuộc bầu cử này. Ảnh: Reuters.

Gần 16 năm sau, truyền hình Mỹ mới lần thứ hai chiếu trực tiếp một cuộc tranh luận giữa hai ứng viên tổng thống. Đó là cuộc đua vào Nhà Trắng năm 1976 giữa ứng viên đảng Dân chủ Jimmy Carter, khi đó là thống đốc bang Georgia, và ứng viên Cộng hòa Gerald Ford, người kế nhiệm ghế tổng thống sau khi ông Nixon từ chức vì bê bối Watergate. Ông Carter chiến thắng trong cuộc bầu cử này. Ảnh: Reuters.

 Tổng thống Jimmy Carter tại buổi tranh luận lần hai với ứng viên Cộng hòa Ronald Reagan trong kỳ bầu cử năm 1980. Ông Carter tẩy chay cuộc tranh luận đầu tiên vì có ứng viên bên thứ ba tham gia. Sự kiện đi vào lịch sử các cuộc tranh luận tổng thống với câu nói của Reagan: "Ông lại thế nữa rồi" - châm chọc Tổng thống Carter cường điệu hóa một số lập trường chính sách phe Cộng hòa. Reagan ghi điểm khi khiến cả khán phòng bật cười theo mình, ông cũng là người chiến thắng năm đó. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Jimmy Carter tại buổi tranh luận lần hai với ứng viên Cộng hòa Ronald Reagan trong kỳ bầu cử năm 1980. Ông Carter tẩy chay cuộc tranh luận đầu tiên vì có ứng viên bên thứ ba tham gia. Sự kiện đi vào lịch sử các cuộc tranh luận tổng thống với câu nói của Reagan: "Ông lại thế nữa rồi" - châm chọc Tổng thống Carter cường điệu hóa một số lập trường chính sách phe Cộng hòa. Reagan ghi điểm khi khiến cả khán phòng bật cười theo mình, ông cũng là người chiến thắng năm đó. Ảnh: Reuters.

 Trong kỳ bầu cử năm 1984, ông Reagan dù đã 73 tuổi nhưng vẫn hóa giải được công kích nhắm vào vấn đề tuổi tác từ đối thủ - cựu Phó tổng thống Walter Mondale, trẻ hơn ông đến 17 tuổi. "Tôi muốn ông hiểu rằng tôi cũng không động đến vấn đề tuổi tác trong chiến dịch của mình. Tôi sẽ không lợi dụng, vì mục đích chính trị, sự trẻ người non dạ của đối thủ", ông Reagan nói. Tổng thống Reagan tái đắc cử với chiến thắng áp đảo tại 49/50 bang. Ảnh: Reuters.

Trong kỳ bầu cử năm 1984, ông Reagan dù đã 73 tuổi nhưng vẫn hóa giải được công kích nhắm vào vấn đề tuổi tác từ đối thủ - cựu Phó tổng thống Walter Mondale, trẻ hơn ông đến 17 tuổi. "Tôi muốn ông hiểu rằng tôi cũng không động đến vấn đề tuổi tác trong chiến dịch của mình. Tôi sẽ không lợi dụng, vì mục đích chính trị, sự trẻ người non dạ của đối thủ", ông Reagan nói. Tổng thống Reagan tái đắc cử với chiến thắng áp đảo tại 49/50 bang. Ảnh: Reuters.

 4 năm sau, đảng Cộng hòa chọn ứng viên tranh cử tổng thống là ông George H.W. Bush, "phó tướng" của Tổng thống Ronald Reagan. Đối thủ của "Bush cha" là Michael Dukakis, thống đốc bang Massachusetts với biệt danh "người băng" vì sự lạnh lùng trên chính trường. Ông Bush đánh phủ đầu, hỏi đối thủ nghĩ thế nào về án tử hình nếu một kẻ nào đó cưỡng hiếp rồi sát hại vợ mình. Dukakis trả lời một cách khuôn sáo và mất điểm với cử tri Mỹ. Đảng Cộng hòa giữ được Nhà Trắng thêm một đời tổng thống. Ảnh: Reuters.

4 năm sau, đảng Cộng hòa chọn ứng viên tranh cử tổng thống là ông George H.W. Bush, "phó tướng" của Tổng thống Ronald Reagan. Đối thủ của "Bush cha" là Michael Dukakis, thống đốc bang Massachusetts với biệt danh "người băng" vì sự lạnh lùng trên chính trường. Ông Bush đánh phủ đầu, hỏi đối thủ nghĩ thế nào về án tử hình nếu một kẻ nào đó cưỡng hiếp rồi sát hại vợ mình. Dukakis trả lời một cách khuôn sáo và mất điểm với cử tri Mỹ. Đảng Cộng hòa giữ được Nhà Trắng thêm một đời tổng thống. Ảnh: Reuters.

 Cuộc tranh luận tổng thống năm 1992 trở nên đặc biệt khi có đến 3 ứng viên cùng xuất hiện trên sân khấu, gồm Thống đốc Arkansas Bill Clinton, Tổng thống George W.H. Bush và ứng viên độc lập là tỷ phú Ross Perot. Ông Bill Clinton khi đó được xem là "ngôi sao" của chính trường Mỹ, giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử năm đó với 370 phiếu đại cử tri, bỏ xa Tổng thống Bush với chỉ 168 phiếu. Ứng viên độc lập Ross Perot không thắng được bang nào. Ảnh: Reuters.

Cuộc tranh luận tổng thống năm 1992 trở nên đặc biệt khi có đến 3 ứng viên cùng xuất hiện trên sân khấu, gồm Thống đốc Arkansas Bill Clinton, Tổng thống George W.H. Bush và ứng viên độc lập là tỷ phú Ross Perot. Ông Bill Clinton khi đó được xem là "ngôi sao" của chính trường Mỹ, giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử năm đó với 370 phiếu đại cử tri, bỏ xa Tổng thống Bush với chỉ 168 phiếu. Ứng viên độc lập Ross Perot không thắng được bang nào. Ảnh: Reuters.

 Đảng Dân chủ bảo vệ thành công nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Bill Clinton vào năm 1996 trước ứng viên Bob Dole của phe Cộng hòa. Bob Dole, khi đó khi đó là lãnh đạo nhóm đa số tại Thượng viện Mỹ và đã 73 tuổi, dùng lại kỹ thuật của Ronald Reagan khi bị chất vấn về tuổi tác. Ông mô tả mình có lợi thế là sự hiểu biết, kinh nghiệm và trí thông minh. Bill Clinton không để đối thủ thoát bẫy tranh luận, công kích rằng: "Thượng nghĩ sĩ Dole không quá già để làm tổng thống, nhưng tôi hoài nghi về tuổi tác những lý tưởng của ông ấy". Ảnh: Reuters.

Đảng Dân chủ bảo vệ thành công nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Bill Clinton vào năm 1996 trước ứng viên Bob Dole của phe Cộng hòa. Bob Dole, khi đó khi đó là lãnh đạo nhóm đa số tại Thượng viện Mỹ và đã 73 tuổi, dùng lại kỹ thuật của Ronald Reagan khi bị chất vấn về tuổi tác. Ông mô tả mình có lợi thế là sự hiểu biết, kinh nghiệm và trí thông minh. Bill Clinton không để đối thủ thoát bẫy tranh luận, công kích rằng: "Thượng nghĩ sĩ Dole không quá già để làm tổng thống, nhưng tôi hoài nghi về tuổi tác những lý tưởng của ông ấy". Ảnh: Reuters.

 Ứng viên đảng Dân chủ, Phó tổng thống Al Gore, vấp phải chỉ trích không tôn trọng đối thủ là Thống đốc Texas George W. Bush (Bush "con") vào năm 2002. Trong cuộc tranh luận đầu tiên, Al Gore đã thở dài rất to khi ông Bush đang phát biểu và bị khán giả cả nước nghe thấy. Dù được đánh giá là am hiểu sâu rộng hơn và có tài hùng biện đáng nể, ông gây ấn tượng xấu là không biết kiềm chế và đánh mất thế dẫn trước. Bush thắng sít sao tại Florida, bang quyết định ai có nhiều phiếu đại cư tri hơn. Florida cho kiểm phiếu lại nhưng Tòa án Tối cao Mỹ buộc giữ nguyên kết quả. Ảnh: Reuters.

Ứng viên đảng Dân chủ, Phó tổng thống Al Gore, vấp phải chỉ trích không tôn trọng đối thủ là Thống đốc Texas George W. Bush (Bush "con") vào năm 2002. Trong cuộc tranh luận đầu tiên, Al Gore đã thở dài rất to khi ông Bush đang phát biểu và bị khán giả cả nước nghe thấy. Dù được đánh giá là am hiểu sâu rộng hơn và có tài hùng biện đáng nể, ông gây ấn tượng xấu là không biết kiềm chế và đánh mất thế dẫn trước. Bush thắng sít sao tại Florida, bang quyết định ai có nhiều phiếu đại cư tri hơn. Florida cho kiểm phiếu lại nhưng Tòa án Tối cao Mỹ buộc giữ nguyên kết quả. Ảnh: Reuters.

 Tổng thống Bush "con" tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2004 trước sự thách thức từ Thượng nghị sĩ John Kerry của đảng Dân chủ. Hai ứng viên thể hiện phong cách hoàn toàn đối lập. Ông Bush chọn cách lập luận đơn giản còn đối thủ nghiêng về trình bày số liệu và dữ kiện. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Bush "con" tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2004 trước sự thách thức từ Thượng nghị sĩ John Kerry của đảng Dân chủ. Hai ứng viên thể hiện phong cách hoàn toàn đối lập. Ông Bush chọn cách lập luận đơn giản còn đối thủ nghiêng về trình bày số liệu và dữ kiện. Ảnh: Reuters.

 Mô hình tranh luận bầu cử Mỹ còn mở rộng sang các ứng viên phó tổng thống. Năm 2008, Thượng nghị sĩ Joe Biden - "phó tướng" của ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Barack Obama - đã có màn tranh luận gay cấn với Thống đốc Alaska Sarah Paulin, người được đảng Cộng hòa chọn làm ứng viên phó tổng thống. Chiến dịch tranh cử của Obama - Biden giành chiến thắng trong cuộc đua đến Nhà Trắng năm đó. Ảnh: Reuters.

Mô hình tranh luận bầu cử Mỹ còn mở rộng sang các ứng viên phó tổng thống. Năm 2008, Thượng nghị sĩ Joe Biden - "phó tướng" của ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Barack Obama - đã có màn tranh luận gay cấn với Thống đốc Alaska Sarah Paulin, người được đảng Cộng hòa chọn làm ứng viên phó tổng thống. Chiến dịch tranh cử của Obama - Biden giành chiến thắng trong cuộc đua đến Nhà Trắng năm đó. Ảnh: Reuters.

 Tổng thống Barack Obama thể hiện không tốt trong buổi tranh luận đầu tiên vào năm 2012 trước Thống đốc Massachusetts Mitt Romney, ứng viên nặng ký với kinh nghiệm và thành tích chính sách kinh tế đáng nể. Tuy nhiên, bước đến buổi tranh luận thứ hai, ông Romney tự làm khó mình khi nói ông có "những tập hồ sơ đầy phụ nữ" để trả lời câu hỏi về công bằng lương bổng giữa hai giới. Với kỷ nguyên mạng xã hội lên ngôi, pha "buột miệng" của ông bị châm chọc không ngừng. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Barack Obama thể hiện không tốt trong buổi tranh luận đầu tiên vào năm 2012 trước Thống đốc Massachusetts Mitt Romney, ứng viên nặng ký với kinh nghiệm và thành tích chính sách kinh tế đáng nể. Tuy nhiên, bước đến buổi tranh luận thứ hai, ông Romney tự làm khó mình khi nói ông có "những tập hồ sơ đầy phụ nữ" để trả lời câu hỏi về công bằng lương bổng giữa hai giới. Với kỷ nguyên mạng xã hội lên ngôi, pha "buột miệng" của ông bị châm chọc không ngừng. Ảnh: Reuters.

 "Hiện tượng" Donald Trump trong kỳ bầu cử năm 2016 khiến buổi tranh luận đầu tiên giữa ông và cựu ngoại trưởng Hillary Clinton xô đổ mọi kỷ lục truyền hình. Ước tính hơn 84 triệu người Mỹ đã ngồi trước màn hình tivi theo dõi hai ứng viên "khẩu chiến". Buổi thứ hai tăng nhiệt với bê bối lộ băng ghi âm "Access Hollywood" cho thấy ông Trump từng khoe khoang quấy rối tình dục phụ nữ. Hai ứng viên công kích cá nhân qua lại và ông Trump đề cập cả bê bối tình ái của cựu tổng thống Bill Clinton, chồng của bà Hillary, để đánh lạc hướng dư luận. Trên sân khấu, ông còn dùng chiến thuật bám sát sau lưng bà Clinton mỗi khi bà phát biểu để gây sức ép. Ảnh: Reuters.

"Hiện tượng" Donald Trump trong kỳ bầu cử năm 2016 khiến buổi tranh luận đầu tiên giữa ông và cựu ngoại trưởng Hillary Clinton xô đổ mọi kỷ lục truyền hình. Ước tính hơn 84 triệu người Mỹ đã ngồi trước màn hình tivi theo dõi hai ứng viên "khẩu chiến". Buổi thứ hai tăng nhiệt với bê bối lộ băng ghi âm "Access Hollywood" cho thấy ông Trump từng khoe khoang quấy rối tình dục phụ nữ. Hai ứng viên công kích cá nhân qua lại và ông Trump đề cập cả bê bối tình ái của cựu tổng thống Bill Clinton, chồng của bà Hillary, để đánh lạc hướng dư luận. Trên sân khấu, ông còn dùng chiến thuật bám sát sau lưng bà Clinton mỗi khi bà phát biểu để gây sức ép. Ảnh: Reuters.

Hai ứng viên tổng thống Mỹ, hai bức tranh kinh tế trái ngược nhau Tổng thống Donald Trump và cựu Phó tổng thống Joe Biden có tầm nhìn hoàn toàn khác nhau về việc đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra.

Thanh Danh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nua-the-ky-doi-dau-tren-truyen-hinh-cua-cac-ung-vien-tong-thong-my-post1136228.html