'Hợp lực' đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

PTĐT - Trong điều kiện khó khăn do chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công có vai trò như 'phao cứu sinh' vực dậy sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập tập trung phương tiện, nhân lực đẩy nhanh tiến độ thi công đường Nguyễn Tất Thành kéo dài.

Cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập tập trung phương tiện, nhân lực đẩy nhanh tiến độ thi công đường Nguyễn Tất Thành kéo dài.

>>> Trên công trường xây dựng hồ Ngòi Giành
>>> Những công trình nông nghiệp từ nguồn vốn đầu tư công
PTĐT - Trong điều kiện khó khăn do chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công có vai trò như “phao cứu sinh” vực dậy sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên để kỳ vọng này thực sự đạt như mong muốn, cần sự quyết tâm và nỗ lực mạnh mẽ hơn của chủ đầu tư và các ngành, địa phương liên quan.

Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cả nước, trong đó có Phú Thọ. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Phú Thọ đã tích cực chỉ đạo vừa phòng, chống dịch, vừa tập trung phát triển kinh tế-xã hội, trong đó công tác giải ngân vốn đầu tư công được đặc biệt quan tâm, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trong tình hình mới.
Ngay từ cuối năm 2019, thực hiện Quyết định số 1706/QĐ-TTg ngày 29/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản số 9268/BKHĐT-TH ngày 12/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc triển khai kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2020; Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 19/2019/NQ-HĐND ngày 14/12/2019 về phân bổ các nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách Nhà nước năm 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các Quyết định số 3288/QĐ-UBND ngày 15/12/2019; số 3398/QĐ-UBND ngày 27/12/2019; số 3472/QĐ-UBND ngày 30/12/2019; 1201/QĐ-UBND ngày 08/6/2020 và các Quyết định phân bổ các nguồn vốn khác trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tổng số vốn đầu tư công năm 2020 (bao gồm vốn kéo dài năm 2019 thực hiện trong năm 2020) của tỉnh Phú Thọ được phân bổ đến hết ngày 15/7/2020 là 3.115,727 tỷ đồng (trong đó, tổng số vốn kế hoạch năm 2020 được giao trong năm là hơn 2.925 tỷ đồng).Sau 7 tháng thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, đến nay, giá trị khối lượng thực hiện đạt trên 1.727 tỷ đồng (trong đó: Vốn trong nước: 1.535,5 tỷ đồng; vốn nước ngoài: 192,1 tỷ đồng). Tổng giá trị giải ngân các nguồn vốn bố trí cho các công trình, dự án (bao gồm vốn kéo dài) tính đến ngày 23/7/2020 đạt trên 1.394 tỷ đồng, bằng 47,5% kế hoạch vốn đã giao.Theo đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư: Mặc dù kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh cao hơn bình quân chung cả nước và nằm trong tốp đầu các tỉnh có tỷ lệ giải ngân cao nhưng vẫn còn rất thấp so với yêu cầu, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, việc làm, thu nhập của người lao động, tác động đến môi trường đầu tư, kinh doanh và việc huy động các nguồn vốn đầu tư xã hội.Bên cạnh một số nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công hiện nay là do yếu tố chủ quan, nhất là tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện. Hầu hết các dự án khởi công mới năm 2020 chậm thực hiện giải ngân thanh toán các tháng đầu năm, đặc biệt cấp huyện, cấp xã đối với các công trình được hỗ trợ lồng ghép nguồn vốn địa phương; trong 6 tháng đầu năm hầu hết đang tiến hành các bước tư vấn thiết kế, lập dự toán, lựa chọn nhà thầu, thương thảo hợp đồng thi công xây dựng, chưa thực hiện giải ngân thanh toán vốn được giao. Đối với nguồn vốn ODA: Do một số dự án chưa hoàn thiện các thủ tục đầu tư, một số dự án do giải ngân theo kết quả đầu ra (dự kiến sẽ giải ngân vào các tháng cuối năm khi có kết quả thực hiện), có dự án do phải cách ly đối với người nước ngoài gây khó khăn cho việc giải quyết các tồn tại để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Mặt khác do thực hiện sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã nên một số địa phương còn lúng túng trong việc phân bổ chi tiết nguồn vốn chương trình MTQG. Một số dự án, công trình được bố trí vốn thanh toán khối lượng hoàn thành của các dự án chuyển tiếp, dự án hoàn thành (hoặc hoàn thành quyết toán) nhưng chủ đầu tư và các đơn vị liên quan chưa kịp thời đảm bảo hồ sơ thanh toán tại KBNN. Nhiều chủ đầu tư còn chưa tích cực, kịp thời nghiệm thu, giải ngân, thanh toán vốn đầu tư ngay từ các tháng đầu năm nhằm đảm bảo giải ngân hết số vốn được giao trong năm kế hoạch; còn tâm lý đề nghị xét chuyển nguồn vốn đầu tư công sang năm sau để tiếp tục thanh toán. Năng lực tổ chức và quản lý dự án của một số chủ đầu tư còn hạn chế, chưa phát huy tinh thần trách nhiệm, tích cực trong triển khai thực hiện và giải ngân thanh toán vốn; công tác phối hợp giữa chủ đầu tư và các đơn vị liên quan chưa chặt chẽ, kịp thời.

Thi công hệ thống thoát nước đồng bộ với đầu tư, xây mới đường Vũ Thê Lang- công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng các cấp của thành phố Việt Trì.

Thi công hệ thống thoát nước đồng bộ với đầu tư, xây mới đường Vũ Thê Lang- công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng các cấp của thành phố Việt Trì.

Xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thực hiện cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2020, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, UBND tỉnh đã chỉ vào các đơn vị liên quan, chủ đầu tư các dự án tập trung đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Đối với các dự án đã lựa chọn được nhà thầu thi công, các dự án khởi công mới nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia, yêu cầu các địa phương khẩn trương phê duyệt dự án để đáp ứng điều kiện giao kế hoạch vốn. Đối với các dự án đã giao kế hoạch vốn, khẩn trương khởi công xây dựng, đảm bảo giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2020 theo đúng cam kết của lãnh đạo tỉnh tại buổi làm việc trực tuyến với Thủ tướng Chính phủ ngày 28/7 vừa qua. Để hoàn thành kế hoạch giải ngân, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị, chủ đầu tư, chủ dự án phải xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm điều hành ngành, lĩnh vực, địa phương từ nay đến hết năm 2020. Chỉ đạo lập kế hoạch thực hiện, giải ngân cụ thể, chi tiết cho từng dự án, nhất là các dự án lớn, trọng điểm; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, xử lý các dự án chậm tiến độ. Tập trung tháo gỡ hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh khi để xảy ra chậm trễ, không đạt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công ở ngành, lĩnh vực, địa phương mình.Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác chỉ đạo chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, công tác đấu thầu, kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các nhà thầu vi phạm tiến độ xây dựng, chất lượng công trình, vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân vi phạm và cố tình cản trở, gây khó khăn, làm chậm tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan theo dõi chặt chẽ, kịp thời đôn đốc tiến độ giải ngân kế hoạch đầu tư công từng chương trình, dự án; rà soát, báo cáo đề xuất với UBND tỉnh để thu hồi vốn của các dự án chậm giải ngân đến 30/9/2020 (tỷ lệ giải ngân dưới 60% kế hoạch) để điều chuyển cho dự án quan trọng, cấp bách khác cần đẩy nhanh tiến độ, có khả năng giải ngân nhưng còn thiếu vốn, đồng thời không bố trí cho dự án chậm giải ngân trong kế hoạch đầu tư công, dự toán ngân sách năm 2021.

Đinh Vũ

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/kinh-te/202008/hop-luc-day-nhanh-tien-do-giai-ngan-von-dau-tu-cong-172336