Hủ tục cắt âm vật gia tăng do đại dịch Covid-19 và nỗ lực xóa bỏ
UNICEF đang nỗ lực thúc đẩy việc xóa bỏ hủ tục cắt âm vật đối với bé gái trước nguy cơ hủ tục này gia tăng trong đại dịch Covid-19.
Cần 2,5 tỷ đô la để bảo vệ các em gái trước hủ tục cắt âm vật
Khi đại dịch Covid-19 xảy ra khiến trường học đóng cửa cũng như làm ảnh hưởng đến các chương trình giúp bảo vệ trẻ em gái khỏi tục cắt bỏ âm vật. Theo tính toán của UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc) 2 triệu trường hợp liên quan đến tục lệ này có thể xảy ra trong thập kỷ tới.
"Chúng ta phải hành động ngay bây giờ để ngăn chặn điều này xảy ra", Giám đốc Điều hành UNICEF Henrietta Fore và Giám đốc Điều hành UNFPA, Tiến sĩ Natalia Kanem cho biết trong một tuyên bố kêu gọi tài trợ và phối hợp để chấm dứt tục cắt bỏ âm vật ở trẻ em gái.
UNICEF làm việc với các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức cơ sở, các nhóm quyền phụ nữ, giáo viên, nhân viên y tế, các nhà lãnh đạo tôn giáo và nhiều địa phương để bảo vệ trẻ em gái và phụ nữ khỏi hủ tục cắt bỏ âm vật
Fore và Kanem cho biết: "Ngay cả ở những quốc gia nơi tục lệ này đang giảm, tiến độ cần phải tăng gấp 10 lần để đáp ứng mục tiêu xóa bỏ nó trên toàn cầu vào năm 2030. Để thực hiện điều này, cần khoảng 2,4 tỷ đô la trong thập kỷ tới. Nó đồng nghĩa với việc chi 100 đô la cho mỗi trẻ em gái. Đây là một số tiền không nhiều để đảm bảo việc giữ gìn sự toàn vẹn về cơ thể, sức khỏe và quyền nói 'không' với hành vi xâm phạm ở trẻ em gái".
Cắt âm vật là gì?
Cắt âm vật là việc cắt bỏ một số hoặc tất cả các cơ quan sinh dục ngoài của nữ giới. Hủ tục này thường được người cắt truyền thống tiến hành cắt bằng một lưỡi dao cạo hay dao (có hoặc không có gây mê).
Theo thống kê của UNICEF năm 2016, có hơn 200 triệu phụ nữ đã phải trải qua nghi lễ này, tập trung ở 27 nước châu Phi, Yemen và Iraq Kurdistan. Ngoài ra, nghi lễ này cũng tồn tại ở những nơi khác ở châu Á và Trung Đông, và giữa các cộng đồng hải ngoại các nước này trên toàn thế giới.
Theo đó, tục lệ này bắt nguồn từ sự bất bình đẳng giới, nỗ lực để chế ngự ham muốn tình dục ở phụ nữ,cũng như quan niệm về trinh tiết và tính thẩm mỹ. Tục cắt âm vật có khi được thực hiện ở phòng phẫu thuật; tuy nhiên ở một số nơi, điều này được tiến hành tại nhà mà không hề có thuốc gây mê hay sự hỗ trợ nào của những người có chuyên môn về y tế.
Cắt âm vật gần như đã trở thành tục lệ
Tục cắt bỏ âm vật, một tục lệ vốn đã bị cấm ở Uganda từ năm 2010, nơi có nhiều trẻ em gái sinh sống, nhưng vẫn được thực hiện ở một số vùng của đất nước. Angela, một bé gái 11 tuổi ở Uganda cho biết, đã từng trải qua việc cắt âm vật chia sẻ: "Chúng cháu cho rằng điều đó là chuyện bình thường đối với trẻ em gái, vì vậy chúng cháu cũng phải trải qua". Chính vì điều này, các bé gái mua dao lam và thực hiện kế hoạch chạy trốn đến Kenya. "Có một bà lão ở Kenya tình cờ nghe được chúng cháu thảo luận về việc này. Bà ấy nói có thể làm được và hứa sẽ đưa chúng cháu đến vườn nhà bà ", Angela kể lại.
Tục cắt bỏ âm vật là một hình thức bạo lực trên cơ sở giới và vi phạm nhân quyền được quốc tế công nhận. Đây là một trong những tập tục tàn nhẫn và đau đớn. Tuy nhiên xã hội thường coi đó là một nghi thức bình thường đối với các bé gái. Tục cắt bỏ âm vật không được chứng nhận bởi Hồi giáo hay Cơ đốc giáo, nhưng những câu chuyện về tôn giáo thường được viện dẫn để biện minh cho tục lệ tàn ác này.
Hàng triệu trẻ em gái trải qua tục cắt âm vật mỗi năm
Mỗi năm, hơn 4 triệu trẻ em gái có nguy cơ phải trải qua các hành vi bạo lực liên quan đến tục lệ này. Hầu hết các trẻ em gái phải trải qua điều này trước 15 tuổi. Tục lệ này đã được thực hiện trên khoảng 200 triệu trẻ em gái và phụ nữ ở 31 quốc gia trên ba lục địa.
Hơn một nửa số trẻ em gái và phụ nữ bị ép buộc phải trải qua tục cắt bỏ âm vật sống ở Ai Cập, Ethiopia và Indonesia. Tục lệ đã bị cấm ở Ai Cập từ năm 2008, nhưng hành vi vô nhân đạo này vẫn tồn tại. Vào ngày 2 tháng 2 năm 2021, một người cha và một y tá ở Cairo đã bị bắt giữ vì thực hiện việc cắt bỏ âm vật đối với đứa con gái 15 tuổi. Bé gái này đã được đưa đến bệnh viện trong tình trạng chảy nhiều máu. Vào tháng 1, nội các Ai Cập đã thông qua dự thảo luật tăng mức án tối đa cho hành vi thực hiện tục cắt bỏ âm vật từ 7 lên 20 năm tù giam, nhằm mục đích loại bỏ hành vi này.
Ngoài ra, một số cộng đồng người hải ngoại vẫn còn tiếp tục áp dụng hủ tục này. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ ước tính hơn nửa triệu trẻ em gái và phụ nữ ở Hoa Kỳ đã trải qua hoặc có nguy cơ phải đối mặt với tục cắt bỏ âm vật.
Một xu hướng đáng báo động là việc y tế hóa tục lệ này; ước tính cứ bốn người sống sót thì có một người từng trải qua việc cắt âm vật. Con số đó tương đương với khoảng 52 triệu phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới đã bị nhân viên y tế thực hiện việc cắt âm vật.
Kenya đã cấm hành vi cắt bỏ âm vật vào năm 2011 và các nhà chức trách đã và đang phối hợp chặt chẽ với cơ quan thực thi pháp luật Uganda để ngăn chặn điều này.
Thông qua chương trình Xóa bỏ hành vi cắt bộ phận sinh dục nữ: Đẩy nhanh sự thay đổi, UNICEF cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ tâm lý xã hội cho các trẻ em gái vị thành niên có nguy cơ bị cắt bỏ âm vật thực hành tàn nhẫn. UNICEF cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ tâm lý xã hội cũng như các dịch vụ bảo vệ khác cho trẻ em gái vị thành niên có nguy cơ trải qua tục lệ này.
Nguồn: Forbes, Wikipedia