Huawei và cuộc chiến chinh phục thị trường Mỹ

Để một sản phẩm nào đó khi vừa ra mắt có thể ngay lập tức thu hút được sự chú ý của người dùng cần khá nhiều yếu tố khác nhau, và thương hiệu chính là yếu tố có sức ảnh hưởng lớn nhất. Huawei, một trong những thương hiệu điện thoại khá nổi tiếng trên thị trường hiện nay cũng đã từng rất vất vả để có được tiếng nói riêng trên thị trường smartphone hiện nay.

 Ảnh: Phonearena

Ảnh: Phonearena

Huawei, tập đoàn chuyên cung cấp các thiết bị viễn thông và cầm tay của Trung Quốc đã phải trải qua giai đoạn tương đối khó khăn để tìm được chỗ đứng về thương hiệu trong thị trường Mỹ. Mặc dù công ty này có một cơ sở vững chắc và cũng khá nổ tiếng ở nhiều thị trường lớn trên thế giới, xếp thứ 3 chỉ sau Apple và Samsung, song đối với người tiêu dùng ở thị trường Mỹ thì đây vẫn là một cái tên khá lạ lẫm. Nếu tình cờ hỏi một người nào đó về cái tên Huawei thì chẳng ai biết đến, trừ khi họ là dân chuyên về công nghệ. Hơn nữa thời gian gần đây AT&T và Verizon đã rút khỏi các thỏa thuận liên quan đến việc phân phối sản phẩm của Huawei đến các đại lý bán lẻ và người tiêu dùng. Đó cũng chỉ là một trong rất nhiều khó khăn mà Huawei phải đối mặt trong suốt nhiều năm qua.

Khởi đầu với một mức giá hợp lý

Huawei đã sản xuất và kinh doanh thiết bị điện thoại ở thị trường Mỹ trong một khoảng thời gian khá dài, thậm chí cả thông qua các nhà phân phối. Thế nhưng rất nhiều người không biết đến cái tên này vì khi đó sản phẩm của họ được bán ra dưới tên nhiều thương hiệu khác.

Trên thực tế, thương hiệu Huawei bắt đầu thành hình vào năm 2010 khi mà sản phẩm của họ được bán ra dưới tên của những nhà phân phối khác. Ví dụ điển hình của 2 dòng điện thoại được tạo ra bởi Huawei là chiếc AT&T Impulse 4G và T-Mobile Comet.

Hầu hết những sản phẩm mới ra thời kỳ đầu của Huawei đều có những mức giá khá hợp lý, nhất là với những người lần đầu tiên mua smartphone. Thay vì tấn công trực tiếp vào thị trường người tiêu dùng, chiến lược của Huawei khi đó là giới hạn những mặt hàng có giá trị thấp. Cuộc chiến đầy chông gai mà công ty đối đầu tất cả cũng chỉ để có thể đặt chân và ngưỡng cửa của một thị trường lớn, và so với mặt bằng chung thì sản phẩm của họ khá rẻ.

Đó không hẳn là dấu ấn mạnh mẽ bạn muốn thực hiện nếu bạn đang theo đuổi những tham vọng cho mục tiêu lâu dài. Tuy nhiên, nó vẫn mang chúng ta đến những nguyên tắc cơ bản phản ánh hướng đi của doanh nghiệp. Huawei đã cung cấp những chiếc điện thoại có chi phí thấp để thu hút nhiều người tiêu dùng hơn, trái với những sản phẩm tiêu chuẩn tầm cỡ đòi hỏi chi phí chủ sở hữu lớn dù cho nhận được nhiều quan tâm.

Các bước đột phá đầu tiên

Ảnh: Phonearena

Ảnh: Phonearena

Vào giai đoạn giữa năm 2013, Huawei đã có những chuyển biến tích cực và dần định hình được công ty khi mà người tiêu dùng bắt đầu thấy được những thay đổi trong các dòng sản phẩm của họ. Lần này, có vẻ như Huawei đã tập trung đầu tư vào việc phát triển dòng smartphone, điển hình là chiếc Huawei Ascend Mate.

Với xu hướng “phabet” đang bắt đầu thịnh hành do Sammsung đang chiếm lĩnh thị trường lúc bấy giờ thì việc sản phẩm của Huawei cũng bị ảnh hưởng là điều không quá bất ngờ. Có thể nói rằng Huawei Ascend Mate cùng những dòng sản phẩm tiếp nối sau đây đã thực sự thu hút được sự chú ý đông đảo của người dùng. Không những thế, Huawei còn đưa ra một mức giá vô cùng hấp dẫn, tạo nên sự cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường. Nhìn chung trong khoảng thời gian đó, họ đã nhận được sự quan tâm rất lớn và dần chiếm được niềm tin của người tiêu dùng.

Dần dần có được chỗ đứng trên thị trường Mỹ, Huawei chắc chắn đã trải qua rất nhiều sự cạnh tranh. Tuy nhiên điều đáng chú ý là hiện nay Huawei vẫn đang phải đối mặt với vấn đề đó. Một số cánh cửa có thể bị khóa lại nhưng cơn nghịch cảnh này không những không cản lại được tham vọng của Huawei mà thay vào đó, kinh nghiệm này đã đẩy họ vào một hướng đi mới đầy tham vọng hơn.

Bật đèn xanh với những kênh trực tuyến

Việc bán các sản phẩm trực tiếp từ các đại lý phân phối luôn là một vấn đề dai dẳng với Huawei trong những ngày đầu tấn công vào thị trường smartphone Mỹ.

Với sự ra mắt của Ascend Mate 2, Huawei đã phải bắt đầu tính đến hướng giải quyết làm sao để có thể bán được sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng ở Mỹ và giải pháp là tận dụng các cửa hàng bán lẻ trực tuyến, tránh việc người tiêu dùng phải mua các sản phẩm ở nước ngoài.

Một cửa hàng trực tuyến với các thiết bị có sẵn chắc chắn sẽ giảm được những rủi rõ khi nhập khẩu, nhưng cũng giống như hầu hết các dự án đầu tư mới khác, tất cả đều cần một thời gian trước khi doanh số bán hàng tăng.

Ban đầu, cửa hàng trực tuyến của Huawei là nơi duy nhất mà người tiêu dùng ở Mỹ có thể cân nhắc khi mua thiết bị nhưng Huawei đã phát triển bằng cách thiết lập mối quan hệ với nhiều nhà bán lẻ trực tuyến lớn hơn. Nếu Huawei không thể bán sản phẩm của họ thông qua các nhà phân phối, thì họ đã lựa chọn một hướng đi khác sáng suốt hơn bằng việc tiếp cận trực tiếp với những nhà bán lẻ khác.Từ Amazon tới Best Buy, với ý định quảng bá tên tuổi và thương hiệu của mình, Huawei đã thiết lập các mối quan hệ với họ.

Ảnh: Phonearena

Ảnh: Phonearena

Có thể đây là giải pháp tốt nhất để Huawei mang tên tuổi của họ tiến xa nhưng vẫn còn khá nhiều hạn chế bởi vì thị trường Mỹ khá khác biệt so với những nơi khác, khi mà người tiêu dùng ở đây vẫn chú trọng khá nhiều vào các nhà phân phối khi có ý định mua điện thoại. Do đó, Huawei đã để lỡ một cơ hội lớn.

Lấn sân sang phân khúc điện thoại cao cấp

Ảnh: Phonearena

Ảnh: Phonearena

Bán điện thoại với giá rẻ có thể là cách để tiếp cận rộng rãi với người tiêu dùng theo hướng nhanh nhất nhưng cách này không giúp được nhiều cho việc xây dựng thương hiệu. Huawei biết rằng cách duy nhất để mọi người chú ý đến sản phẩm của họ là phải thật nổi bật và họ đã tấn công sang các dòng flagship. Điển hình nhất chính là sự ra đời của chiếc Huawei Ascend P6 vào mùa hè năm 2013.

Như đã đề cập ở trên, các sản phẩm đời đầu của Huawei khá rẻ, cách thiết kế cũng như chất lượng đều tương đồng như thế Khi Ascend P6 được công bố và chính thức ra mắt, nhiều người đã bắt đầu để ý đến Huawei hơn, nhận thấy rằng họ đã bắt đầu tấn công vào các dòng điện thoại thuộc phân khúc cao cấp.

Những thiết kế thất vọng và sản phẩm bằng nhựa trước đây đã được thay thế bằng những chất liệu cao cấp hơn, chính là những yếu tố giúp các thiết bị đó đạt được danh hiệu hàng đầu.

Bước chân vào thị trường PC

Ảnh: Phonearena

Ảnh: Phonearena

Mở rộng phạm vi kinh doanh là một chiến lược tất yếu của một doanh nghiệp đang trên đà phát triển, do đó cũng không quá bất ngờ khi Huawei quyết định lấn sân sang thị trường PC vào năm 2016 với việc cho ra mắt chiếc tablet chạy nền tảng Windows 10 mang tên Huawei Matebook. Chuyển hướng sang các máy tính hoạt động trên nền tảng Windows sẽ có ít hạn chế hơn so với các smartphone, và đây cũng chính là một bước đi khá khôn ngoan của Huawei, góp phần đánh bóng tên tuổi của mình.

Mặc dù chỉ mới bước chân vào lĩnh vực PC nhưng Huawei đã tạo được sự quan tâm của người dùng đối với các dòng máy tính bảng và laptop chạy nền tảng Windows. Ví dụ điển hình là chiếc Huawei MateBook và MateBook X Pro, được sản xuất nhằm cạnh tranh trực tiếp với những sản phẩm khác như dòng tablet Surface Pro của Microsoft hay MacBook Air cực kỳ nhỏ gọn của Apple.

Rò rỉ thông tin người dùng

Huawei đã có một chặng đường khá dài từ năm 2010 và công ty vẫn phải tiếp tục đối mặt với những thử thách mới trong khi danh tiếng của hãng vẫn chưa được biết đến nhiều. Trong quá trình Huawei đẩy mạnh thương hiệu ở Mỹ, đã có nhiều lời đồn đại về những bí mật mà công ty này đang che giấu, cáo buộc rằng Huawei đang âm thầm thu thập thông tin cần thiết cho chính phủ Trung Quốc. Cũng chính vì lý do quan ngại về vấn đề an ninh cho nên Cơ quan An ninh Quốc gia đã cảnh báo người tiêu dùng Mỹ về việc sử dụng các sản phẩm của Huawei. Vấn đề đó xảy ra khi Huawei đang trải qua giai đoạn thăng trầm và quá trình nỗ lực phá vỡ rào cản và hợp tác với các nhà phân phối tại Mỹ.

Mặc dù các cáo buộc có làm giảm đôi chút thương hiệu của Huawei nhưng nó không ảnh hưởng nhiều đến thành công của công ty trên con đường trở thành “ông lớn” trong thị trường viễn thông.

Tạo dựng lòng tin

Ảnh: Phonearena

Ảnh: Phonearena

Cứ mỗi khi Huawei đạt được một tầm cao mới thì họ lại tự kéo mình xuống đáy vực. Mặc dù Huawei đã đầu tư rất nhiều vào các chiến dịch quảng cáo để cho người tiêu dùng Mỹ biết đến “chiếc điện thoại tuyệt vời nhất”. Điều này yêu cầu họ phải tìm cách khôi phục lòng tin của người dùng đối với thương hiệu.

Những lời cáo buộc về việc đánh cắp thông tin có thể ảnh hưởng đôi chút đến danh tiếng nhưng giờ đây họ đã có được chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa đang ngăn cản Huawei tấn công vào thị trường Mỹ.

Phải nói rằng Huawei đã có một sự thay đối ngoạn mục kể từ năm 2010, một số thương hiệu nổi tiếng khi đó như HTC, Motorola hay BlackBerry giờ đây đã không còn xếp ngang hàng trong cùng một thị trường nữa.

Các sản phẩm của Huawei đã phải trải qua một chặng đường khá dài để có được thành công như ngày hôm nay, dù cho họ có phải đối đầu với những cuộc chiến cực kỳ gian nan và đầy chông gai để có thể xây dựng được tiếng nói riêng cho thương hiệu của mình.

Chỉ có thời gian mới có thể trả lời được câu hỏi liệu Huawei có thể vươn lên ngang hàng với Apple và Samsung trong thị trường Smartphone hay không, một vị trí mà bất kỳ thương hiệu nào cũng mong muốn có được.

Đức Hà

Nguồn VietTimes: https://viettimes.vn/huawei-va-cuoc-chien-chinh-phuc-thi-truong-my-post74669.html