Hưng Thịnh Phát báo lỗ, nợ phải trả tăng hơn 100 lần

Tính đến hết năm 2023, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Hưng Thịnh Phát ở mức 2,3, đồng nghĩa với dư nợ của doanh nghiệp đang ở mức 2.301 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Phát triển Tổng hợp Hưng Thịnh Phát mới đây đã công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính cho kỳ báo cáo năm 2023.

Theo đó, năm 2023, Hưng Thịnh Phát lỗ gần 231 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái có lãi 240 triệu đồng. Với kết quả trên, tỉ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệp từ 0,8% chuyển sang âm 24%.

Tính đến ngày 31/12/2023, vốn chủ sở hữu của công ty đạt 969 tỷ đồng, tăng 32 lần so với số đầu năm. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Hưng Thịnh Phát tăng từ 0,6 lên 2,3. Đồng nghĩa với dư nợ của doanh nghiệp ở mức 2.301 tỷ đồng, tăng 127 lần so với năm trước.

Tính đến cuối năm 2023, dư nợ của Hưng Thịnh Phát ở mức 2.301 tỷ đồng, tăng 127 lần so với năm trước.

Tính đến cuối năm 2023, dư nợ của Hưng Thịnh Phát ở mức 2.301 tỷ đồng, tăng 127 lần so với năm trước.

Bên cạnh đó, tỉ lệ dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu của công ty đạt 1,3, tương đương nợ trái phiếu của Hưng Thịnh Phát ở mức 1.000 tỷ đồng tại ngày 31/12/2023.

Trên thị trường, Hưng Thịnh Phát đang lưu hành lô trái phiếu HTPCH2327001 với 28.880 trái phiếu, mệnh giá là 100 triệu đồng, tương ứng giá trị phát hành là 2.888 tỷ đồng.

Đây là lô trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có tài sản đảm bảo, có kỳ hạn 4 năm, lưu ký tại Công ty Cổ phần Chứng khoán HD. Đáng chú ý, lô trái phiếu trên được phát hành vào ngày 31/12/2023 nhưng đến đầu tháng 3/2024 mới hoàn tất phát hành.

Ngoài ra, lô trái phiếu có lãi suất kết hợp. Theo đó, lãi suất áp dụng cho 2 kỳ tính lãi đầu tiên là 12%/năm; lãi suất áp dụng cho các kỳ tính lãi tiếp theo bằng tổng của 4,5%/năm và lãi suất tham chiếu tại ngày xác định lãi suất của kỳ tính lãi đó.

Công ty Cổ phần Phát triển Tổng hợp Hưng Thịnh Phát được thành lập tháng 10/2021 với ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc đi thuê. Vốn điều lệ ban đầu của doanh nghiệp là 30 tỷ đồng, với 2 thành viên góp vốn là ông Lâm Kỳ Diệu và ông Nguyễn Văn Ngọc.

Tính đến cuối tháng 12/2023, vốn điều lệ của Hưng Thịnh Phát tăng vọt lên 940 tỷ đồng. Trong đó, ông Lâm Kỳ Diệu sở hữu 2,23%; bà Nguyễn Thị Lệ Thủy 0,96%; ông Nguyễn Đình Ngọc 45,74%; ông Lê Khởi 4,26% và bà Nguyễn Thị Anh Thư 46,81%.

Ngoài vai trò là Chủ tịch HĐQT Hưng Thịnh Phát, ông Nguyễn Đình Ngọc cũng là Chủ tịch HĐQT kiêm đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Bất động sản ADK, bên liên quan của Tập đoàn Bất động sản Danh Khôi (NRC)

Ngoài vai trò là Chủ tịch HĐQT Hưng Thịnh Phát, ông Nguyễn Đình Ngọc cũng là Chủ tịch HĐQT kiêm đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Bất động sản ADK, bên liên quan của Tập đoàn Bất động sản Danh Khôi (NRC)

Đáng chú ý, ngoài vai trò là Chủ tịch HĐQT Hưng Thịnh Phát, ông Nguyễn Đình Ngọc cũng là Chủ tịch HĐQT kiêm đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Bất động sản ADK, bên liên quan của Tập đoàn Bất động sản Danh Khôi (HNX: NRC).

Nguyễn Phương Anh

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/hung-thinh-phat-bao-lo-no-phai-tra-tang-hon-100-lan-a665664.html