Hưng Yên: Mực nước sông Hồng và sông Luộc giảm, người dân 'hối hả' dọn dẹp sau mưa lũ

Tại tỉnh Hưng Yên, nhiều khu vực dân cư ven sông Hồng, sông Luộc bị ngập lụt khá nặng do lũ tràn về khiến đời sống nhân dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cùng với đó, thiệt hại về kinh tế, đặc biệt là hoa màu, cây trồng rất lớn. Hiện, mực nước trên sông Hồng đã giảm xuống dưới báo động 3, trên sông Luộc giảm xuống dưới báo động 2. Nước rút đến đâu, người dân, doanh nghiệp lại hối hả dọn dẹp để khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Tại tỉnh Hưng Yên, nhiều khu vực dân cư ven sông Hồng, sông Luộc thuộc các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, thành phố Hưng Yên, Tiên Lữ và Phù Cừ bị ngập lụt do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3. Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà cửa, ruộng vườn bị chìm trong biển nước.

 UBND thành phố Hưng Yên đã chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức di dời, sơ tán hơn 3 nghìn người dân đang sinh sống ở những khu vực trũng thấp, nguy hiểm ngoài bãi ven sông Hồng đến nơi tạm trú an toàn. Người dân được di dời tập trung chủ yếu ở các phường Minh Khai, Lam Sơn, Hồng Châu và các xã: Phú Cường, Hùng Cường, Hoàng Hanh, Tân Hưng, Quảng Châu. Ảnh: Minh Huế - Công Hiếu

UBND thành phố Hưng Yên đã chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức di dời, sơ tán hơn 3 nghìn người dân đang sinh sống ở những khu vực trũng thấp, nguy hiểm ngoài bãi ven sông Hồng đến nơi tạm trú an toàn. Người dân được di dời tập trung chủ yếu ở các phường Minh Khai, Lam Sơn, Hồng Châu và các xã: Phú Cường, Hùng Cường, Hoàng Hanh, Tân Hưng, Quảng Châu. Ảnh: Minh Huế - Công Hiếu

Trước tình hình đó, lãnh đạo tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo bảo đảm tuyệt đối an toàn về tính mạng của người dân. Thời điểm sáng 12/9, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hưng Yên và Ban Chỉ huy Quân sự các huyện, thành phố tổ chức lực lượng cùng các phương tiện ca nô, xuồng máy, luồn lách vào các ngõ hẻm, tiếp cận các hộ gia đình và đưa được đưa trên 12.000 người dân đến nơi an toàn.

Công tác ứng trực, canh gác đê trên các tuyến đê tả sông Hồng, sông Luộc được các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương thực hiện nghiêm túc. Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ Nhân dân bị ngập lụt di dời tài sản; tiếp tế, hỗ trợ lương thực, thực phẩm kịp thời cho Nhân dân ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi ngập lụt.

Mới đây, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh Hưng Yên đã rút lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Hồng và rút lệnh báo động 1 trên tuyến đê tả sông Luộc tại Hưng Yên. Cụ thể, lúc 20 giờ ngày 13/9/2024 mực nước trên sông Hồng tại Trạm thủy văn thành phố Hưng Yên là 6,28m (dưới báo động 2 là 2cm), Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh rút lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Hồng kể từ 21 giờ ngày 13/9/2024. Mực nước trên sông Luộc hồi 20 giờ ngày 13/9/2024 tại Trạm thủy văn La Tiến là 4m (dưới báo động 1 là 20cm), Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh rút lệnh báo động 1 trên tuyến đê tả sông Luộc kể từ 21 giờ ngày 13/9/2024.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hưng Yên đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ và thành phố Hưng Yên; các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên, Báo Hưng Yên, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, Công ty Điện lực Hưng Yên, Công ty TNHH Một thành viên KTCTTL tỉnh Hưng Yên kiểm tra, theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố đê, kè, cống khi nước rút, đặc biệt chú ý kiểm tra các tuyến kè, bờ sông có diễn biến sạt lở; khẩn trương kiểm tra, rà soát, đánh giá thiệt hại do thiên tai và báo cáo theo quy định; khắc phục nhanh các hậu quả xảy ra do thiên tai nhằm phục hồi sản xuất và ổn định đời sống, sinh hoạt của Nhân dân.

Đối với các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động và thành phố Hưng Yên duy trì việc canh gác đê theo cấp báo động, không được chủ quan. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hưng Yên theo thực tế, diễn biến của lũ quyết định mở cửa khẩu qua đê Dốc Lã, Minh Khai trên địa bàn.

Theo ghi nhận của phóng viên báo Nhà báo và Công luận ngày 14/9, hiện nước sông Hồng, sông Luộc đã rút nhưng nhiều nơi vẫn chậm. Nước rút đến đâu, người dân, doanh nghiệp hối hả dọn dẹp để khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Dưới đây là hình ảnh về công tác ứng phó, khắc phục cơn bão số 3 tại tỉnh Hưng Yên:

 Công tác di dời người, tài sản của người dân khỏi khu vực ngập sâu do nước lũ lên cao tại xã Cương Chính, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

Công tác di dời người, tài sản của người dân khỏi khu vực ngập sâu do nước lũ lên cao tại xã Cương Chính, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

 Nhà máy nước sạch Phù Tiên nằm khu vực giáp sông Luộc, xã Cương Chính, huyện Tiên Lữ bị ngập sâu.

Nhà máy nước sạch Phù Tiên nằm khu vực giáp sông Luộc, xã Cương Chính, huyện Tiên Lữ bị ngập sâu.

 Tính đến 10h ngày 11/9/2024, lực lượng Công an tỉnh Hưng Yên đã phối hợp với chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể địa phương sơ tán, di dời khoảng 300 hộ dân với gần 600 nhân khẩu.

Tính đến 10h ngày 11/9/2024, lực lượng Công an tỉnh Hưng Yên đã phối hợp với chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể địa phương sơ tán, di dời khoảng 300 hộ dân với gần 600 nhân khẩu.

 Nhiều chuồng trại chăn nuôi của người dân bị ngập, gây thiệt hại. Chỉ tính riêng đến ngày 8/9, ước tính, thiệt hại do bão số 3 của tỉnh Hưng Yên khoảng 150 tỷ đồng, trong đó, lúa và hoa màu 40 tỷ đồng, công trình điện 30 tỷ đồng, nhà cửa, chuồng trại và các thiệt hại khác khoảng 80 tỷ đồng.

Nhiều chuồng trại chăn nuôi của người dân bị ngập, gây thiệt hại. Chỉ tính riêng đến ngày 8/9, ước tính, thiệt hại do bão số 3 của tỉnh Hưng Yên khoảng 150 tỷ đồng, trong đó, lúa và hoa màu 40 tỷ đồng, công trình điện 30 tỷ đồng, nhà cửa, chuồng trại và các thiệt hại khác khoảng 80 tỷ đồng.

 Theo ghi nhận ngày 14/9, mực nước trên sông Luộc giảm xuống dưới báo động 2. Tuy nhiên, nước xuống chậm khiến nhà máy nước Phù Tiên vẫn đang bị ngập. Lãnh đạo Công ty cho biết, đang cho công nhân dọn rửa khu vực nước rút. Theo tính toán, nhà máy có thể khôi phục hoạt động trong vài ngày tới.

Theo ghi nhận ngày 14/9, mực nước trên sông Luộc giảm xuống dưới báo động 2. Tuy nhiên, nước xuống chậm khiến nhà máy nước Phù Tiên vẫn đang bị ngập. Lãnh đạo Công ty cho biết, đang cho công nhân dọn rửa khu vực nước rút. Theo tính toán, nhà máy có thể khôi phục hoạt động trong vài ngày tới.

 Gia đình bà Bùi Thị Hiên tại xã Cương Chính, huyện Tiên Lữ tất bật dọn dẹp lớp bùn đất tràn vào nhà, chuồng trại chăn nuôi sau khi nước rút.

Gia đình bà Bùi Thị Hiên tại xã Cương Chính, huyện Tiên Lữ tất bật dọn dẹp lớp bùn đất tràn vào nhà, chuồng trại chăn nuôi sau khi nước rút.

 Do mưa lũ, khu vực chuồng trại chăn nuôi của gia đình bà Bùi Thị Hiên bị ngập nặng. Ảnh: Bà Hiên mò trứng vịt tại khu chuồng trại chăn nuôi khi nước chưa rút hết ngày 14/9.

Do mưa lũ, khu vực chuồng trại chăn nuôi của gia đình bà Bùi Thị Hiên bị ngập nặng. Ảnh: Bà Hiên mò trứng vịt tại khu chuồng trại chăn nuôi khi nước chưa rút hết ngày 14/9.

 Người dân dọn dẹp rác, cây cối bị gãy đổ do mưa lũ tại khu vực ven sông Luộc.

Người dân dọn dẹp rác, cây cối bị gãy đổ do mưa lũ tại khu vực ven sông Luộc.

 Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hưng Yên đã rút lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Hồng. UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo: Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; cấp cấp ủy, chính quyền tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và đảm bảo an toàn cho hệ thống đê nhất là đê tả sông Hồng, sông Luộc.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hưng Yên đã rút lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Hồng. UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo: Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; cấp cấp ủy, chính quyền tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và đảm bảo an toàn cho hệ thống đê nhất là đê tả sông Hồng, sông Luộc.

 Tuy nhiên, nhiều gia đình tại thông Lê Lợi, xã Tân Hưng, thành phố Hưng Yên vẫn bị ngập nhẹ.

Tuy nhiên, nhiều gia đình tại thông Lê Lợi, xã Tân Hưng, thành phố Hưng Yên vẫn bị ngập nhẹ.

 Ông Lê Tiến Dũng - Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Tân Hưng cùng các đồng chí là Công an, UBND xã Tân Hưng đi cứu trợ những hộ gia đình bị cô lập bởi nước lũ sông Hồng.

Ông Lê Tiến Dũng - Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Tân Hưng cùng các đồng chí là Công an, UBND xã Tân Hưng đi cứu trợ những hộ gia đình bị cô lập bởi nước lũ sông Hồng.

 Nhiều hộ gia đình tại thôn Lê Lợi, xã Tân Hưng khi nước rút đã nhanh chóng lau dọn dẹp nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt, phương tiện sản xuất để khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Nhiều hộ gia đình tại thôn Lê Lợi, xã Tân Hưng khi nước rút đã nhanh chóng lau dọn dẹp nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt, phương tiện sản xuất để khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh.

 Khu vực xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên hiện mực nước sông Hồng đã giảm so với hình ảnh được chụp ngày 10/9/2024.

Khu vực xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên hiện mực nước sông Hồng đã giảm so với hình ảnh được chụp ngày 10/9/2024.

 Theo báo cáo của Huyện ủy Khoái Châu, tại xã Bình Minh nước sông Hồng dâng cao đã tràn qua bờ bao bối Bình Minh và diện tích ao và đất sản xuất nông nghiệp của khu vực cụm 7 thôn Đa Hòa.

Theo báo cáo của Huyện ủy Khoái Châu, tại xã Bình Minh nước sông Hồng dâng cao đã tràn qua bờ bao bối Bình Minh và diện tích ao và đất sản xuất nông nghiệp của khu vực cụm 7 thôn Đa Hòa.

 Nước sông Hồng rút đi cũng là lúc hiện rõ những cánh đồng bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ tại huyện Khoái Châu.

Nước sông Hồng rút đi cũng là lúc hiện rõ những cánh đồng bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ tại huyện Khoái Châu.

 Còn tại huyện Văn Giang, nhiều héc ta trồng cây cảnh, hoa màu của người dân cũng bị ảnh hưởng, thiệt hại nghiêm trọng do mưa lũ. Ảnh: Cánh đồng thôn Phi Liệt, xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang.

Còn tại huyện Văn Giang, nhiều héc ta trồng cây cảnh, hoa màu của người dân cũng bị ảnh hưởng, thiệt hại nghiêm trọng do mưa lũ. Ảnh: Cánh đồng thôn Phi Liệt, xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang.

 Tại khu vực quanh các xã Xuân Quan, Phụng Công huyện Văn Giang, nước sông Hồng cũng đang rút chậm. Nhiều diện tích cây cảnh bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ.

Tại khu vực quanh các xã Xuân Quan, Phụng Công huyện Văn Giang, nước sông Hồng cũng đang rút chậm. Nhiều diện tích cây cảnh bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ.

 Người dân huyện Văn Giang vẫn hối hả dọn dẹp cây cảnh, cố "cứu vãn" sau mưa lũ.

Người dân huyện Văn Giang vẫn hối hả dọn dẹp cây cảnh, cố "cứu vãn" sau mưa lũ.

Quốc Trần

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/hung-yen-muc-nuoc-song-hong-va-song-luoc-giam-nguoi-dan-hoi-ha-don-dep-sau-mua-lu-post312360.html