Hướng dẫn cách tắm tượng Phật trong mùa Phật đản

Lễ tắm tượng Phật (sau đây gọi tắt là tắm Phật) được phục dựng nhằm tái hiện khung cảnh trang nghiêm, mầu nhiệm khi đức Phật chào đời.

Đây là một nghi thức long trọng trong mùa lễ hội Phật Đản. Vậy nên nghi lễ tắm Phật được chuẩn bị rất chu đáo và được diễn ra một cách rất trọng thể và trang nghiêm.

Lễ tắm Phật có nguồn gốc như thế nào?

Lễ tắm Phật được phục dựng nhằm tái hiện khung cảnh trang nghiêm, mầu nhiệm khi đức Phật chào đời. Đây là một nghi thức long trọng trong mùa lễ hội Phật Đản. Vậy nên nghi lễ tắm Phật được chuẩn bị rất chu đáo và được diễn ra một cách rất trọng thể và trang nghiêm.

Lễ tắm Phật ngoài mục đích kỷ niệm ngày đức Phật Đản sinh, nó còn mang một ý nghĩa sâu sắc. Đó là sự tẩy trừ phiền não, thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý của con người.

Lễ tắm Phật được phục dựng nhằm tái hiện khung cảnh trang nghiêm, mầu nhiệm khi đức Phật chào đời.

Lễ tắm Phật được phục dựng nhằm tái hiện khung cảnh trang nghiêm, mầu nhiệm khi đức Phật chào đời.

Tìm hiểu một số kinh, luận và sử truyện liên quan đến đề tài “tắm Phật”, được biết nghi lễ tắm Phật có ở Ấn Độ từ xa xưa và được truyền đến các nước Phật giáo trên thế giới. Tắm Phật ở phương diện tẩy rửa các pho tượng Phật cho sạch sẽ, trang nghiêm (hay tắm tượng Phật mỗi ngày nói chung) thì căn bản có đề cập trong các kinh.

Theo nghiên cứu của tác giả Thích Đồng Thành, nguồn gốc của lễ tắm Phật xuất phát từ sự kiện Đản sanh của Thái tử Tất-đạt-đa tại vườn Lâm-tỳ-ni. Các bản kinh thuộc hai truyền thống Nam và Bắc truyền đều ghi lại rằng khi hoàng hậu Ma-da đản sanh Thái tử, từ trên không trung có hai dòng nước của chư thiên, một ấm một mát, rưới xuống để tắm cho hoàng hậu và Thái tử.

Sự kiện này được ghi lại trong kinh "Đại bổn" (Trường bộ II), kinh "Hy hữu vị tằng hữu pháp"(Trung bộ III), lời mở đầu của bản "Chú giải truyện Bổn sanh"(Nidānakatha). Theo bộ "Đại sự"(Mahāvastu), khi Thái tử ra đời, hai dòng nước ấm và lạnh thơm dịu, trong lành từ trên không trung rưới xuống để tắm cho Thái tử. Tác phẩm "Phật sở hành tán" của ngài Mã Minh cũng ghi lại như trên.

Vật dụng cần thiết để chuẩn bị cho nghi thức tắm Phật

Trái cây, hoa và nhang đèn dùng để dâng lên Phật trước khi thỉnh tượng xuống tắm.

Nghi lễ tắm Phật được chuẩn bị rất chu đáo và được diễn ra một cách rất trọng thể và trang nghiêm.

Nghi lễ tắm Phật được chuẩn bị rất chu đáo và được diễn ra một cách rất trọng thể và trang nghiêm.

Một thau lớn tinh sạch chỉ dành cho việc tắm tượng, sau khi làm lễ dâng hương thỉnh tượng Phật đặt vào trong thau.

Chuẩn bị 1 nước thơm dùng để tắm Phật: dùng nước nóng sôi nấu chung với loại hương liệu như hoa Lài, hoa Cúc, hoa Bưởi, Quế... để nguội.

Sử dụng hai cái khăn mới, sạch để chỉ dành cho việc tắm và lau tượng. Khi lau tượng sẽ tiến hành lau mặt trước rồi sau đó lau xuống cổ, hai vai và thân tượng rồi tới chân, tuyệt đối không được lau xuống rồi lại dùng khăn đó lau ngược lại, chỉ lau xuôi xuống.

Tắm Phật như thế nào?

Theo kinh "Công đức tắm Phật" (Dục Phật công đức kinh, ngài Nghĩa Tịnh dịch từ Phạn sang Hán), khi tắm tượng thì dùng nước nóng thơm, trong sạch rưới từ trên xuống, sau đó tiếp dùng nước tinh khiết để tắm lại. Sau khi tắm tượng xong, dùng khăn mềm, mịn và sạch lau khô tượng, xông các loại hương trầm thơm quanh tượng, rồi đặt tượng về vị trí cũ trong điện Phật.

Ảnh: Drukpa Viet Nam

Ảnh: Drukpa Viet Nam

Theo kinh "Quá khứ hiện tại nhân quả", khi Thái tử ra đời, có hai vị Long vương là Nan-đà và Ưu-ba-nan-đà từ trên hư không phun hai dòng nước ấm và mát để tắm thân Thái tử. Có lẽ chính sự cung kính của chư thiên đối với sự kiện Đản sanh của Thái tử được mô tả trong những bản kinh này đã tạo nguồn cảm hứng để về sau trong mùa Phật đản, người Phật tử thường tôn trí tượng Đản sanh trong một bồn hay thau sạch và quý, đặt trong điện thờ Phật hay một nơi nào đó trang nghiêm, dùng nước sạch có ướp các loài hoa thơm để làm lễ tắm Phật nhằm tưởng nhớ đến ân đức của Đức Phật”

Vậy, khi tham gia lễ tắm Phật nên múc hai gáo nước thơm tắm lên hai vai (tay) phải và trái của tượng Phật (không dội nước lên đầu tượng Phật để tỏ lòng tôn kính). Trong khi tham gia nghi lễ tắm Phật, ngoài việc quán tưởng dòng nước tẩy sạch phiền não của thân tâm, đặc biệt còn quán tưởng đến hai dòng nước ấm-mát của chư thiên, nguyện giữ tâm an nhiên và thanh tịnh trước thuận-nghịch của cuộc sống” là có sự-lý và có cơ sở kinh điển nhất.

Độc giả có thể tham khảo một số cách tắm Phật như sau:

Cách 1, lấy gáo múc lượng nước thơm tùy ý để tắm Phật. Cách này không quy định lấy bao nhiêu gáo nước để tắm Phật. Và cũng không quy định là dội nước lên phần nào của tượng Phật. Khi tắm Phật tâm quán tưởng dòng nước sẽ cuốn trôi mọi phiền não và tội lỗi của bản thân. Nhờ đó thành tựu công đức phước báo.

Cách 2, lấy gáo múc hai gáo nước thơm nhẹ nhàng tưới lên hai vai của Phật. Cách này quán tưởng tới hai dòng nước nóng và lạnh do chín con rồng từ trên trời phun xuống để tắm cho Ngài khi mới sinh ra. Khi tắm Phật quán tưởng dòng nước tẩy sạch phiền não của thân tâm. Nguyện giữ tâm an nhiên và thanh tịnh trước thuận - nghịch trong cuộc sống.

Cách 3, lấy gáo múc ba gáo nước thơm từ từ dội lên tượng Phật. Gáo thứ nhất dội lên vai trái tượng Phật, nguyện bỏ mọi điều ác. Gáo thứ hai dội lên vai phải tượng Phật, nguyện làm mọi điều lành. Gáo thứ ba dội dưới chân Phật, nguyện độ hết chúng sinh.

PV (Tổng hợp)

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/huong-dan-cach-tam-tuong-phat-trong-mua-phat-dan.html