Hướng dẫn xây dựng kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Kế hoạch kinh doanh hiệu quả giúp doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến tới thành công. Do đó, kế hoạch kinh doanh cần bài bản, chi tiết, định hình chính xác được mục tiêu, chiến lược, đối tượng khách hàng và các nguồn lực cần thiết. Sau đây là hướng dẫn xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả mà doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

1. Tìm hiểu chung về bản kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh chính là tài liệu mô tả chi tiết mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến và cách thức, quá trình để đạt được mục tiêu đó. Có thể nói, đây chính là bản đồ hướng dẫn, kim chỉ nam giúp doanh nghiệp hoạt động đúng hướng và đi tới thành công. Ngoài ra, một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh là một trong những giấy tờ cần thiết trong hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp .

Kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả để thành công.

Kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả để thành công.

Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh sẽ sẽ bao gồm các thành tố:

Tóm tắt điều hành (Executive Summary): Là nội dung tóm tắt về ý tưởng kinh doanh, mục tiêu và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Mô tả doanh nghiệp: Loại hình, cấu trúc, lịch sử hình thành, cấu trúc pháp lý của doanh nghiệp.

Phân tích thị trường: Phân tích thị trường đích, đối tượng khách hàng, đối thủ cạnh tranh, môi trường kinh doanh...

Phân tích SWOT: Phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (ưu, nhược điểm, cơ hội, thách thức).

Sản phẩm/dịch vụ: Mô tả chi tiết sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.

Chiến lược marketing: Kế hoạch tiếp thị, bán hàng hiệu quả.

Kế hoạch tổ chức và quản lý doanh nghiệp: Mô tả cấu trúc tổ chức, đội ngũ quản lý, điều hành và hệ thống nhân sự.

Kế hoạch tài chính: Xác định nguồn ngân sách doanh nghiệp đang có, dự báo thu, chi, lợi nhuận, dòng tiền, đánh giá rủi ro tài chính...

Phụ lục: Ghi chú, mô tả kỹ hơn các số liệu, biểu đồ, bảng biểu, định nghĩa hoặc thông tin quan trọng khác.

2. Các bước xây dựng kế hoạch kinh doanh

Để xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết, hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện 5 bước sau:

Bước 1 - Xác định mục tiêu kinh doanh

Mục tiêu dài hạn: Là mục tiêu tổng thể - đích đến của doanh nghiệp.

Mục tiêu ngắn hạn/trung hạn: Là “bậc thang” giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chính.

Mục tiêu kinh doanh cần thực tế và đúng hướng.

Mục tiêu kinh doanh cần thực tế và đúng hướng.

Bước 2: Nghiên cứu thị trường

Xác định thị trường mục tiêu: Thị trường mà doanh nghiệp tập trung khai thác là gì, có quy mô và tiềm năng phát triển như thế nào? Đối tượng khách hàng là ai, họ đang có nhu cầu gì và mong muốn gì ở doanh nghiệp?

Phân tích đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là ai, ưu, nhược điểm của họ là gì?

Xu hướng của thị trường: Thị trường đang biến đổi theo xu hướng nào, cần làm gì để nắm bắt và thích ứng?

Bước 3: Phân tích SWOT

Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.

Xác định cơ hội và thách thức của doanh nghiệp khi gia nhập thị trường.

Bước 4: Xây dựng chiến lược kinh doanh

Chiến lược sản phẩm/dịch vụ: Sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường.

Chiến lược marketing : Cách quảng cáo, tiếp thị hiệu quả để bán được sản phẩm.

Chiến lược bán hàng : Mục tiêu và cách thức triển khai hoạt động bán hàng (doanh số, quy trình bán hàng, giá trị của sản phẩm).

Chiến lược tài chính: Chiến lược tài chính là phương án, cách thức doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn để đạt được hiệu quả hoặc mục tiêu đề ra. Dựa vào đó, doanh nghiệp có kế hoạch tiếp cận các gói vay, tín dụng phù hợp. Một chiến lược tài chính rõ ràng là điều kiện để doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thành công.

Chiến lược kinh doanh hiệu quả giúp tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh hiệu quả giúp tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.

Bước 5: Lập kế hoạch tài chính

Xác định nguồn tài chính hiện có của doanh nghiệp.

Dự báo doanh thu, chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Lập bảng cân đối kế toán, xác định toàn bộ giá trị tài sản hiện hữu.

Lập bảng lưu chuyển tiền tệ thống kê các luồng tiền thu - chi từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

3. Lưu ý khi xây dựng kế hoạch kinh doanh

Để xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

Nguyên tắc viết kế hoạch kinh doanh: Kế hoạch kinh doanh cần ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu. Tốt nhất, doanh nghiệp nên tập trung vào các số liệu cụ thể và thể hiện qua dạng biểu đồ, bảng biểu để dễ dàng nhìn nhận và so sánh. Kế hoạch kinh doanh cần thể hiện được sự khác biệt của doanh nghiệp.

Những sai lầm thường gặp khi xây dựng kế hoạch kinh doanh: Kế hoạch quá chung chung, mục tiêu và cách thực hiện không thực tế, thiếu số liệu cụ thể...

Các công cụ hỗ trợ: Áp dụng phần mềm lập kế hoạch kinh doanh hoặc tham khảo các mẫu kế hoạch kinh doanh phù hợp.

Có thể thấy, việc lập kế hoạch kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó,doanh nghiệp cần nắm vững thông tin hướng dẫn xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả cùng một số lưu ý cần thiết đã được đề cập trong bài viết.

Nguồn Phú Thọ: https://baophutho.vn/huong-dan-xay-dung-ke-hoach-kinh-doanh-cho-doanh-nghiep-vua-va-nho-220483.htm