Huy động 35 tỷ USD còn thiếu để chống dịch Covid-19

Liên hợp quốc kêu gọi các quốc gia trên thế giới đóng góp 35 tỷ USD còn thiếu cho Chương trình Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó dịch Covid-19 (ACT-A), giải pháp toàn cầu nhằm giúp thế giới phục hồi sau đại dịch.

Tổng Thư ký Liên Hợp quốc António Guterres phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đức Minh

Tổng Thư ký Liên Hợp quốc António Guterres phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đức Minh

Liên Hợp quốc (UN) kêu gọi giới kinh doanh giúp xây dựng lại một thế giới tốt đẹp hơn sau đại dịch coronavirus, với hành động khẩn cấp trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu và cuộc chiến chống bất bình đẳng.

Theo tổ chức này, cuộc khủng hoảng Covid-19 đã làm cho những điểm yếu của thế giới ngày nay trở nên rất rõ ràng và khuếch đại các vấn đề của nó, nhưng nó cũng tạo cơ hội để ứng phó với chúng. Đây là thông điệp trọng tâm mà một số nhà lãnh đạo chính đã truyền tải khi khai mạc Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của Hiệp ước Toàn cầu của UN - một sáng kiến được thành lập cách đây 20 năm, trong đó hàng nghìn công ty tham gia và cam kết đưa vào hàng loạt chiến lược và hoạt động của họ về các nguyên tắc liên quan đến quyền con người, môi trường hoặc cuộc chiến chống tham nhũng.

Tổng Thư ký Liên Hợp quốc António Guterres cho biết: “Hơn bao giờ hết, khi các quyết định quan trọng được đưa ra về tương lai của chúng ta, các công ty cần phải giải quyết các rủi ro về môi trường, xã hội và quản trị một cách toàn diện và vượt ra ngoài quy chuẩn”.

Theo ông Guterres, trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu và cấu trúc xã hội đang rạn nứt ở nhiều nơi, các công ty cần thể hiện nhiều tham vọng, đoàn kết và sẵn sàng hợp tác.

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Tijjani Muhammad-Bande cũng thúc giục việc đảm bảo rằng việc phục hồi sau đại dịch sẽ xây dựng một thế giới "bền vững hơn", đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và "một tương lai bao trùm" cho tất cả mọi người.

Bộ Tài chính Việt Nam lắng nghe, ghi nhận những thông điệp được đưa ra tại hội nghị, qua đó xây dựng các biện pháp hiệu quả trước mắt, trung hạn và dài hạn để thực hiện được chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững. Ảnh: Đức Minh

Bộ Tài chính Việt Nam lắng nghe, ghi nhận những thông điệp được đưa ra tại hội nghị, qua đó xây dựng các biện pháp hiệu quả trước mắt, trung hạn và dài hạn để thực hiện được chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững. Ảnh: Đức Minh

Hội nghị thượng đỉnh của Hiệp ước Toàn cầu của UN, được tổ chức theo hình thức trực tuyến do virus coronavirus, đã diễn ra từ 19 giờ đến 23 giờ (giờ Hà Nội) ngày 29/9/2020, bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 75.

Đại diện lãnh đạo một số vụ, cục của Bộ Tài chính Việt Nam, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính – Bộ Tài chính đã tham dự hội nghị tại điểm cầu Bộ Tài chính Việt Nam.

Hội nghị được tổ chức nhằm thảo luận việc xây dựng các biện pháp, chính sách cụ thể để trước mắt phục hồi sau đại dịch Covid-19, huy động nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững theo chương trình nghị sự 2030 trung hạn và xây dựng cơ cấu tài chính toàn cầu có sức chống chịu và bền vững trong dài hạn.

Trước đó, hội nghị lần 1 đã thống nhất lập ra 6 nhóm theo luận chuyên đề, gồm: Nguồn tài chính từ nước ngoài và kiều hối, việc làm và tăng trưởng tổng thể; phục hồi tốt hơn và bền vững; thanh khoản và ổn định tài chính toàn cầu; những vấn đề do nợ gây ra; can dự của chủ nợ khu vực tư nhân; dòng tiền bất hợp pháp.

6 nhóm này đã thảo luận và đưa ra các khuyến nghị chính sách để trình lên hội nghị cấp Bộ trưởng Tài chính của Nhóm bạn bè về tài chính cho phát triển Liên Hợp quốc trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 đã tổ chức vào ngày 8/9/2020./.

Minh Đức

Nguồn Thời báo Tài chính: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/quoc-te/2020-09-30/huy-dong-35-ty-usd-con-thieu-de-chong-dich-covid-19-92825.aspx