Huyền bí người sói thời Trung cổ

Một trong những nhân vật ly kỳ nhất, đáng sợ nhất, cũng đáng thương nhất trong truyện cổ xưa kia và điện ảnh hôm nay là người sói - Một sinh vật nửa người nửa thú hoang dại.

Tộc người ma sói.

Tộc người ma sói.

Người sói thường được biết tới với khuôn mặt gớm ghiếc, đôi mắt xanh lè, miệng nhe nanh sắc, tay chân cũng đầy vuốt nhọn, lông lá bờm xờm trắng xám, phát sáng dưới ánh trăng. Họ thường hú lên lúc nửa đêm với những tiếng kêu dài thê lương, lúc xa lúc gần và cứ trông thấy ai là xông vào cắn xé.

Vì thế dân gian thường xem người sói là quỷ trắng. Thế nhưng, xuất thân của họ thì không phải là quỷ, mà là người bị hóa phép hay nguyền rủa từ các thần linh, phù thủy, trong đó có rất nhiều người là vua chúa, tướng lĩnh và ẩn sĩ tài danh.

Tại sao có điều này? Vì trong thời Trung Cổ, người xưa còn rất mông muội, chưa hiểu về các bệnh điên loạn như chứng dại nên họ thường đổ vạ cho một thế lực hắc ám. Và họ dựng thành những câu chuyện cổ tích kể cho trẻ nhỏ để hù dọa các em, bảo ban con cháu phải ngoan ngoãn ở nhà, nghe lời cha mẹ.

Xem những bộ phim bom tấn của điện ảnh Hollywood, công chúng thường chỉ thấy nam giới biến thành sói, song theo truyện kể thời Trung Đại, ngày xưa cả nam lẫn nữ đều có thể hóa sói. Họ cũng không biến thành nửa sói, nửa người đi lại bằng hai chân như trong điện ảnh, mà đơn giản chỉ là một con sói đi bốn chân hoặc một người khoác bên ngoài một tấm da sói.

Riêng với sói nữ, thường để mình trần, tức da người, đầu sói. Có nghĩa là họ không biến hoàn toàn thành quái vật, đồ sộ kiểu như king kong mà vẫn giữ dáng người.

Ma sói đêm trăng tròn.

Ma sói đêm trăng tròn.

Người sói trong phim truyện thường không có tính người, hay bị thú tính át đi. Nhưng trong văn học cổ châu Âu (Iceland, Na Uy) người sói rất nhân văn, nhân ái, có sự khôn ngoan, sáng suốt và tri giác của người.

Các nhân vật người sói như Melion, Bisclavret, Gorlagon… vẫn đi lại thong rong giữa bao quân hùng hậu. Thậm chí nhân vật Gorlagon còn cưỡi ngựa và ngồi đợi để ăn cùng bàn với nhà vua. Người sói trong truyện ngày xưa cũng không cần chờ tới lúc trăng tròn mới hóa sói mà chuyển đổi lúc nào cũng được.

Ma sói của người Vikings.

Ma sói của người Vikings.

Dù người sói ngày xưa hay nay, họ đều có một khởi đầu trong tiền sử loài người, đặc biệt là truyện thần thoại. Theo ghi chép của sử gia người Hy Lạp Herodotus vào năm 425 (TCN), đã từng có một tộc người du mục tên là Neuri của Scythia (nay thuộc vùng đất của Nga), cứ mùa đông lại biến thành sói.

Những lúc trời ấm, họ trở lại thành người. Dù rằng thần thoại Hy Lạp có nhắc tới người sói, song văn học cổ đại bắt đầu kể về người sói (hay ma sói) từ thế kỷ 8 qua một bài thơ của thi sĩ Ovid người La Mã.

Hiệp sĩ săn ma sói.

Hiệp sĩ săn ma sói.

Qua đó, người sói đầu tiên trên thế giới là vua Lycaon xứ Arcadia. Chuyện kể rằng, chàng là một vị vua cực kỳ đẹp trai, cường tráng - giỏi giang. Một lần chàng đi săn gặp Fortuna, con gái thần Zeus. Chàng thấy nàng kiều diễm đã đem lòng yêu.

Fortuna cảm mến người trai anh tài, muốn se duyên cùng chàng. Song nàng còn rất e ngại vì cha khó tính. Quả nhiên, dù được Lycaon thiết đãi linh đình trong bảy ngày, cùng rất nhiều quà tặng, song thần Zeus vẫn chối từ, không cho con gái cầu thân.

Ma sói và sự chuyển hóa.

Ma sói và sự chuyển hóa.

Trong ngày cuối cùng vì nóng nảy, muốn thử xem Zeus có thật sự thông thái, uy nghi không mà sao kiêu đến vậy, Lycaon đã hiến một người con trai làm thực phẩm cho bữa tiệc, đánh lừa Zeus ăn. Lập tức chàng bị thần linh nổi giận, biến chàng thành một con sói.

Ý thần bảo nếu Fortuna nhìn thấy bộ dạng này của chàng mà vẫn đồng ý thì thần Zeus cũng chấp thuận. Fortuna đứng bên ngoài biết mọi chuyện, và nàng đã biến chàng trở lại người. Sau đó họ sống với nhau rất hạnh phúc và sinh được một hoàng tử.

Song đến một hôm, nàng xin về nhà để thăm cha, Lycaon không kìm được sự cáu giận liền trở về dạng sói. Fortuna đã mang theo người con về đỉnh Olympus, cũng là đứa trẻ người sói đầu tiên của thế giới được đưa vào văn học.

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/van-hoa/huyen-bi-nguoi-soi-thoi-trung-co-fpriMRm7R.html