Huyện Tân Lạc: Hiệu quả từ mô hình đưa đặc sản địa phương vào chương trình giảng dạy

Những năm qua, trường THPT Tân Lạc (Tân Lạc) tích cực đổi mới các tiết học theo hướng sáng tạo, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển tiềm năng và năng khiếu cho học sinh.

 Gian hàng các sản phẩm chế biến từ bưởi được trưng bày tại Ngày hội đọc sách của trường THPT Tân Lạc (Tân Lạc). Năm 2018, mô hình "Dạy học tích hợp liên môn gắn với mô hình trồng bưởi đỏ Tân Lạc” lần đầu tiên được triển khai. Trường THPT Tân Lạc là trường đầu tiên trong tỉnh áp dụng mô hình đưa nông sản địa phương vào chương trình giảng dạy. Cô Đào Thanh Nga, giáo viên bộ môn Công nghệ cho biết: "Tôi và các giáo viên bộ môn khác nhận thấy sự trùng khớp kiến thức giữa các môn học có liên quan như Công nghệ, Địa lí, Vật lí, Sinh học. Từ đó, nhà trường đã cho xây dựng bộ giáo án tích hợp liên môn được sử dụng dạy chính khóa trong bộ môn Nghề làm vườn. Học sinh vừa được học lý thuyết, vừa được thực hành tại khu vườn trường và trải nghiệm thực tế tại vườn bưởi của người dân”. Qua 3 năm thực hiện, mô hình đã có những hiệu quả tích cực đối với học sinh. Các em đã trồng được hơn 10 cây bưởi trong khuôn viên nhà trường, được học lý thuyết và trực tiếp thực hành cách trồng, chiết, chăm bón, tưới nước cho cây bưởi. Ngoài ra, các em còn được thăm quan, tham gia thực hành tại vườn của ông Trần Văn Hùng (xã Thanh Hối). Tại đây, các em được chủ vườn hướng dẫn, chia sẻ những kiến thức về trồng bưởi rất hữu ích. Qua quá trình trải nghiệm trực tiếp với cây bưởi, học sinh phát huy được hết khả năng học tập và sáng tạo của mình. Nguyễn Hiền Thảo, lớp 10A1 chia sẻ: "Chúng em rất hứng thú với những tiết học Nghề làm vườn vì được trải nghiệm thực tế, nghe những chia sẻ của chủ vườn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây bưởi. Đó là những kiến thức bổ ích mà chúng em có thể áp dụng trong tương lai”. Ngoài ra, thông qua các buổi học thực tế, học sinh đã phát hiện những khó khăn về bảo quản quả bưởi và phế liệu từ bưởi. Thực tế, bưởi cần phải được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp và cần phải đảo quả thường xuyên. Thông thường, người dân phải đảo thủ công từng quả nhưng với số lượng bưởi nhiều nên vẫn xảy ra sai sót, khiến bưởi nhanh hỏng. Vì vậy, sau những buổi thăm quan thực tế, với sự hỗ trợ của cô giáo Đào Thanh Nga, hai em Bùi Trần Bình và Đoàn Thanh Vũ đã nảy ra ý tưởng và phát triển dự án "Máy bảo quản bưởi quả và nông sản tự động”. Máy cảm biến theo nhiệt độ và thời gian, đảo quả bưởi và cân bằng nhiệt độ tự động. Dự án này đã đạt giải ba hội thi sáng tạo kỹ thuật, cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng năm 2019. Với mong muốn biến những "phế phẩm” của bưởi thành đặc sản, em Đào Trần Giao Linh và Vũ Thảo Trang đã phát triển dự án "Đa dạng hóa các sản phẩm từ cây bưởi trong dây chuyền sản xuất khép kín”. Từ những máy móc, dụng cụ đơn giản trong gia đình, hai em đã sản xuất ra các sản phẩm như: Mứt từ cùi và vỏ bưởi; cao vỏ bưởi bồ kết; nước hoa bưởi xịt khoáng da mặt; tinh dầu dưỡng tóc; túi giải cảm từ vỏ bưởi; trà detox hoa bưởi; enzym bồ hòn vỏ bưởi; chưng siro xí muội. Các sản phẩm này đã được bày bán giới thiệu trên kênh Hương bưởi xứ Mường, bước đầu nhận được sự ủng hộ của khách hàng. Dự án này đã đạt giải nhì cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm 2020. Qua dự án này, cô giáo Nga và học sinh mong muốn sẽ có nhà đầu tư phát triển quy mô lớn hơn nữa ý tưởng của cô và trò. Cô giáo Nguyễn Thu Hiền, Phó hiệu trưởng trường THPT Tân Lạc cho biết: "Mô hình đưa đặc sản địa phương vào chương trình giảng dạy đem lại hiệu quả rất tốt cho học sinh. Lượng kiến thức lý thuyết kết hợp với thực hành giúp các em có hứng thú với học tập, năng động, phát huy được hết năng lượng sáng tạo của bản thân”. Mai Anh (TTV)

Gian hàng các sản phẩm chế biến từ bưởi được trưng bày tại Ngày hội đọc sách của trường THPT Tân Lạc (Tân Lạc). Năm 2018, mô hình "Dạy học tích hợp liên môn gắn với mô hình trồng bưởi đỏ Tân Lạc” lần đầu tiên được triển khai. Trường THPT Tân Lạc là trường đầu tiên trong tỉnh áp dụng mô hình đưa nông sản địa phương vào chương trình giảng dạy. Cô Đào Thanh Nga, giáo viên bộ môn Công nghệ cho biết: "Tôi và các giáo viên bộ môn khác nhận thấy sự trùng khớp kiến thức giữa các môn học có liên quan như Công nghệ, Địa lí, Vật lí, Sinh học. Từ đó, nhà trường đã cho xây dựng bộ giáo án tích hợp liên môn được sử dụng dạy chính khóa trong bộ môn Nghề làm vườn. Học sinh vừa được học lý thuyết, vừa được thực hành tại khu vườn trường và trải nghiệm thực tế tại vườn bưởi của người dân”. Qua 3 năm thực hiện, mô hình đã có những hiệu quả tích cực đối với học sinh. Các em đã trồng được hơn 10 cây bưởi trong khuôn viên nhà trường, được học lý thuyết và trực tiếp thực hành cách trồng, chiết, chăm bón, tưới nước cho cây bưởi. Ngoài ra, các em còn được thăm quan, tham gia thực hành tại vườn của ông Trần Văn Hùng (xã Thanh Hối). Tại đây, các em được chủ vườn hướng dẫn, chia sẻ những kiến thức về trồng bưởi rất hữu ích. Qua quá trình trải nghiệm trực tiếp với cây bưởi, học sinh phát huy được hết khả năng học tập và sáng tạo của mình. Nguyễn Hiền Thảo, lớp 10A1 chia sẻ: "Chúng em rất hứng thú với những tiết học Nghề làm vườn vì được trải nghiệm thực tế, nghe những chia sẻ của chủ vườn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây bưởi. Đó là những kiến thức bổ ích mà chúng em có thể áp dụng trong tương lai”. Ngoài ra, thông qua các buổi học thực tế, học sinh đã phát hiện những khó khăn về bảo quản quả bưởi và phế liệu từ bưởi. Thực tế, bưởi cần phải được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp và cần phải đảo quả thường xuyên. Thông thường, người dân phải đảo thủ công từng quả nhưng với số lượng bưởi nhiều nên vẫn xảy ra sai sót, khiến bưởi nhanh hỏng. Vì vậy, sau những buổi thăm quan thực tế, với sự hỗ trợ của cô giáo Đào Thanh Nga, hai em Bùi Trần Bình và Đoàn Thanh Vũ đã nảy ra ý tưởng và phát triển dự án "Máy bảo quản bưởi quả và nông sản tự động”. Máy cảm biến theo nhiệt độ và thời gian, đảo quả bưởi và cân bằng nhiệt độ tự động. Dự án này đã đạt giải ba hội thi sáng tạo kỹ thuật, cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng năm 2019. Với mong muốn biến những "phế phẩm” của bưởi thành đặc sản, em Đào Trần Giao Linh và Vũ Thảo Trang đã phát triển dự án "Đa dạng hóa các sản phẩm từ cây bưởi trong dây chuyền sản xuất khép kín”. Từ những máy móc, dụng cụ đơn giản trong gia đình, hai em đã sản xuất ra các sản phẩm như: Mứt từ cùi và vỏ bưởi; cao vỏ bưởi bồ kết; nước hoa bưởi xịt khoáng da mặt; tinh dầu dưỡng tóc; túi giải cảm từ vỏ bưởi; trà detox hoa bưởi; enzym bồ hòn vỏ bưởi; chưng siro xí muội. Các sản phẩm này đã được bày bán giới thiệu trên kênh Hương bưởi xứ Mường, bước đầu nhận được sự ủng hộ của khách hàng. Dự án này đã đạt giải nhì cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm 2020. Qua dự án này, cô giáo Nga và học sinh mong muốn sẽ có nhà đầu tư phát triển quy mô lớn hơn nữa ý tưởng của cô và trò. Cô giáo Nguyễn Thu Hiền, Phó hiệu trưởng trường THPT Tân Lạc cho biết: "Mô hình đưa đặc sản địa phương vào chương trình giảng dạy đem lại hiệu quả rất tốt cho học sinh. Lượng kiến thức lý thuyết kết hợp với thực hành giúp các em có hứng thú với học tập, năng động, phát huy được hết năng lượng sáng tạo của bản thân”. Mai Anh (TTV)

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/218/152996/huyen-tan-lac-hieu-qua-tu-mo-hinh-dua-dac-san-dia-phuong-vao-chuong-trinh-giang-day.htm