Indonesia cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine Sinopharm
Indonesia sẽ bắt đầu chương trình tiêm chủng độc lập vào giữa tháng 5/2021. Các loại vaccine được sử dụng là Sinopharm và Sputnik V.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia hôm nay (30/4) chính thức cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine Covid-19 Sinopharm do viện sinh học Bắc Kinh Sinopharm sản xuất.
Giám đốc công ty dược phẩm Kimia Farma của Indonesia, ông Verdi Budidarmo cho biết giấy phép sử dụng khẩn cấp sẽ được sử dụng cho việc nhập khẩu vaccine Sinopharm để sử dụng trong chương trình tiêm chủng độc lập hay còn gọi là Tiêm chủng hợp tác lẫn nhau. Trong một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất với 42.000 tình nguyện viên, vaccine Sinopharm có hiệu quả lên đến 78%. Vaccine này sẽ được tiêm hai lần với khoảng cách từ 21 đến 28 ngày.
Indonesia sẽ bắt đầu chương trình tiêm chủng độc lập vào giữa tháng 5/2021. Các loại vaccine được sử dụng là Sinopharm và Sputnik V. Chính phủ Indonesia đã đảm bảo 35 triệu liều vaccine cho chương trình này. Dựa dữ liệu của chương trình Tiêm chủng độc lập, tính đến ngày 10/4 đã có 17.387 công ty đăng ký tham gia chương trình này, trong đó 8,6 triệu người sẽ được tiêm chủng.
Tiêm chủng độc lập hay còn gọi là chương trình hợp tác lẫn nhau của Indonesia do tư nhân quản lý. Chương trình này không phải là chương trình tiêm chủng của chính phủ, vì vậy vaccine được sử dụng phải khác với vaccine của chính phủ. Trong chương này, chi phí do công ty trực tiếp chịu. Điều này có nghĩa là người lao động vẫn được tiêm vắc xin miễn phí hoặc miễn phí, giống như chương trình tiêm chủng của chính phủ. Chương trình nằm trong nỗ lực của Indonesia để đạt được miễn dịch cộng đồng vào cuối năm nay./.