Indonesia: Lần đầu tiên trong 2 thập kỷ suy thoái kinh tế

Ảnh hưởng đại dịch covid -19 khiến nền kinh tế Indonesia rơi vào tình trạng tồi tệ nhất trong hơn 20 năm kể từ Cuộc khoảng tài chính châu Á năm 1998. Cơ quan thống kê Indonesia cho biết, từ tháng 7 đến tháng 9, tổng sản phẩm nội địa của nền kinh tế đông dân nhất Đông Nam Á giảm xuống 3,49% so cùng kỳ năm ngoái. Lĩnh vực ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề là du lịch, xây dựng và thương mại.

Indonesia

Cũng theo số liệu thống kê, 3 tháng trước đó, tức quý II cũng sụt giảm 5,32% so với cùng thời điểm năm trước.

Năm 1998 và 1999, Indonesia trải qua cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Nhiều công ty bị phá sản và kinh tế giảm 13,7% khiến nạn thất nghiệp tăng mạnh. Khủng hoảng kinh tế đi kèm với gia tăng căng thẳng chính trị. Nhiều cuộc bạo loạn và xung đột sắc tộc xảy ra. Ông Suharto bị nhiều người cho là nguồn cơn của các khủng hoảng này. Các chính trị gia đối lập kêu gọi ông từ chức. Hàng nghìn sinh viên xuống đường biểu tình phản đối ông Suharto. Tháng 5/1998, ông Suharto chấp nhận rời ghế.

Tuy vậy, chiều sâu của suy thoái lần này không đáng lo, cơ quan thống kê cho biết và nhấn mạnh thêm chỉ số kinh tế khởi sắc hơn trong quý cuối cùng của năm. Bà Anwita Basu, người đứng đầu tổ chức nghiên cứu rủi ro Fitch Solutions ở Singapore cho biết, nền kinh tế hiện cho thấy tiếp tục suy giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng sớm phục hồi. Basu cũng cho biết, nền kinh tế Indonesia hiện nay so với 2 thập kỷ trước tốt hơn nhiều, ngân hàng thương mại từng gặp khó khăn nay đã vững hơn và dự trữ nhiều ngoại tệ ở ngân hàng Trung ương.

Nhiều chính phủ các nước trên thế giới đã và đang chiến đấu chống lại covid-19, loại virus nguy hiểm buộc phải đóng cửa phần lớn nền kinh tế trên toàn cầu.

Ngân hàng Trung ương Indonesia đã cắt giảm lãi suất nhiều lần trong năm nay nhằm thúc đẩy nên kinh tế đang lâm vào khó khăn, trong khi Chính phủ công bố gói hỗ trợ 48 tỷ USD cho người dân bị ảnh hưởng đại dịch covid-19. Hàng triệu người dân Indonesia đã mất việc làm hoặc nghỉ mất sức khi quốc gia gần 270 triệu người đang vật lộn cuộc khủng khoảng covid-19. Tuy nhiên, quy mô thực sự của cuộc khủng hoảng còn lớn hơn nhiều ở Indonesia vì là một trong những nước có tỷ lệ xét nghiệm thấp nhất thế giới.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo chỉ trích chính phủ về cách xử lý đại địch, dường như chỉ quan tâm làm kinh tế. Trong nhiệm kỳ thứ hai, bắt đầu từ năm ngoái, ông Joko Widodo đặt mục tiêu hàng đầu, phấn đấu tăng trưởng kinh tế hàng năm trên 5%. Mới đây ông Joko Widodo ký thành luật một gói dự luật ủng hộ doanh nghiệp nhắm cắt băng đỏ, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi ông đẩy mạnh chính sách tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, việc ban hành gói dự luật này không được lòng người dân gây ra những cuộc phản đối ở nhiều thành phố trên cả nước. Giới hoạt động xã hội cảnh báo, nó sẽ là thảm họa cho bảo vệ môi trường và lao động.

Ninh Chinh (theo Asiatimes)

Nguồn Bình Thuận: http://baobinhthuan.com.vn/quoc-te/indonesia-lan-dau-tien-trong-2-thap-ky-suy-thoai-kinh-te-132634.html