Indonesia: Sức sống mới cho giáo dục chính trị phật giáo

Phật tử cần cách tân giáo dục chính trị để nâng cao nhận thức rằng chính trị không chỉ là đảng phái của giới thượng lưu, chính trị là không gian để người phật tử bày tỏ những hy vọng và lý tưởng của mình.

Tác giả: Candra Aditiya Nugraha
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhazine Indonesia

Ngày nay, các cuộc thảo luận về chính trị, không chỉ diễn ra trong giới lãnh đạo cấp cao, hay các nhà hoạch định chính sách, các cuộc thảo luận chính trị thường diễn ra ở các góc quán cà phê, sân hiên nhà hàng xóm tổ chức họp mặt gia đình và bất cứ nơi nào, chính trị thường là chủ đề thú vị để thảo luận hoặc tranh luận.

Thời đại Tự do ngôn luận (freedom of speech) là nguyên tắc đảm bảo cho một cá nhân hay một cộng đồng quyền tự do nói ra rõ ràng quan điểm và ý kiến của mình mà không sợ bị trả thù, kiểm duyệt, hay trừng phạt pháp lý.

Quyền “tự do biểu đạt” (freedom of expression) đã được công nhận là quyền con người trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) và luật nhân quyền quốc tế của Liên hợp quốc, chắc chắn tiếp cận dễ dàng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biế nhanh chóng thông tin chính trị.

Ảnh: st

Ảnh: st

Điều này không có nghĩa là xã hội Indonesia hoàn toàn nhận thức được chính trị, đặc biệt là thế hệ Millennials (chỉ những người sinh ra từ khoảng năm 1980 đến những năm đầu thập niên 2000). Trong một cuộc khảo sát về mối quan tâm đến chính trị tại Indonesia do IDN Research Institute thực hiện, chỉ có 23,4% thích theo dõi các diễn biến chính trị. Điều đó không phải do giới trẻ thờ ơ với chính trị mà là do nền giáo dục chính trị ở Indonesia xuống cấp.

Sự lo lắng và tự giới hạn của phật tử về chính trị là kết quả được thấy từ màn trình diễn trên sân khấu chính trị thời kỳ hiện đại ở Indonesia của các chính trị gia, nơi được bao phủ bởi những vỡ kịch nhàm chán, khó chịu, hạ bệ nhau, đầy những lời hứa hão huyền, họ tỏ thái độ phòng chống tiêu cực tham nhũng nhưng lại vướng vào các vụ án tham nhũng.

Kiểu diễn kịch giả trá này là nguyên nhân khiến chính trị bị coi là một điều gì đó tồi tệ, hai mặt, đạo đức giả, đầy dối trá và không đáng tin cậy.

Dường như các kết luận chính trị chỉ phụ thuộc vào việc ai đó tham gia hoặc liên kết với một đảng phái chính trị và giành được quyền lực bằng những biện pháp thiết thực mà chỉ vì lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm nhất định. Nền chính trị bản sắc ngày càng mạh mẽ trong việc chỉ sử dụng tôn giáo như một công cụ để giành quyền lực, đã tác động đến sự phân cực trong nhân dân, che khuất quan điểm và mục tiêu chính trị chân chính. Gây ấn tượng cấm kỵ và phản chính trị trong một số phật tử, giáo dục tâm linh và hoạt động từ thiện đã trở thành phong trào chính, các phật tử trẻ bị giới hạn bởi những bức tường của tu viện và tự loại mình ra khỏi việc tham gia vào hàng loạt sự kiện chính trị.

Xã hội và Chính trị phải được tách ra khi quyền lực tài chính hoặc các cá nhân có thể kết hợp các tập thể thực hiện hành động xã hội, việc thả các loài động vật về nơi hoang dã có thể giúp hành tinh ứng phó những tác động của biến đổi khí hậu, cháy rừng hay sự tan chảy nhanh chóng của các lớp băng tuyết, việc thả những động vật có vú lớn về các không gian tự nhiên để bảo vệ môi trường, thậm chí là ngăn chặn sự nóng lên của toàn cầu, xây dựng cơ sở tự viện tôn giáo và các vấn đề tôn giáo tín ngưỡng khác phải tách khỏi chính trị. Trên thực tế, chính trị xã hội không thể tách rời và ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống từ trước khi sinh ra cho đến chết, con người trên thực tế gắn liền với chính sách chính trị.

Nhận thức được thực tế này, giáo dục chính trị là chìa khóa để giải quyết vấn đề thái độ phản chính trị, và sự tự giới hạn trong việc tham gia chính trị. Giáo dục chính trị là một nỗ lực có ý thức nhằm mang lại sự giác ngộ cũng như thực hiện những hy vọng và khát vọng lý tưởng bắt nguồn từ nhân cách, sự đoàn kết và tinh thần phong phú. Hiến pháp là cơ sở hợp lý để thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của công dân.

Suy thoái của Giáo dục Chính trị Phật giáo

Trong số 2,04 triệu người theo Phật giáo ở Indonesia (DataBooks), chỉ có khoảng 5% tích cực tham gia vào việc lên tiếng, những vấn đề phải đối mặt vì lợi ích chung của những người là thành viên của các tổ chức và cơ quan, thực sự con số này rất khiêm tốn, điều này cho biết bởi thực tế là không có quá 5 phật tử được công cử vào Hội đồng Đại diện Nhân dân (tiếng Indonesia: Dewan Perwakilan Rakyat, DPR) còn được gọi là Hạ viện, là một trong 2 cơ quan lập pháp của Indonesia, trong các bên liên quan chính sách từ 575 ghế thành viên Hội đồng Đại diện Nhân dân và hồ sơ lịch sử chưa từng có phật tử nào từng giữ chức Bộ trưởng hoặc Tổng thống ở Indonesia.

Sinh viên phật tử là những người có học vấn vẫn còn được truyền bá chính sách chế độ “Trật tự Mới” NKK/BKK (bình thường hóa cuộc sống trong khuôn viên trường, cơ quan điều phối sinh viên) chỉ có thể dựa trên định hướng học tập, tức là chỉ ngồi trên ghế, đặt tay lên bàn, đối mặt với hội đồng nghiên cứu của trường, cạnh tranh để đạt được điểm trung bình cao và hạn chế bận rộn với các trò chơi và thiết bị, đồng thời tuyên bố rằng sinh viên không nên tham gia vào chính trị và chính trị chỉ nên được nghiên cứu như lý thuyết đơn thuần.

Dường như các cơ sở tự viện tôn giáo là rào cản và gieo rắc cho người dân học thuyết rằng chính trị là bẩn thỉu, xấu xa, từ đó tách biệt các yếu tố giáo dục chính trị và tâm linh. Chính trị vốn là một hệ thống nhà nước, được tách biệt khỏi các vấn đề tôn giáo. Với bản chất, ở Indonesia, tôn giáo và nhà nước là những thực tế không thể tách rời, có chức năng kép là hợp pháp hóa và phản biện. Với cách này, tôn giáo và nhà nước trở thành nền tảng vững chắc và ổn định cho đức tin và trở thành động lực, động lực cho định hướng phát triển của con người.

Thông thường thì chính trị chỉ được hiểu là một đảng 5 năm trong quá trình bầu cử và bầu cử khu vực, hơn thế nữa, chính trị phải được nhìn nhận như một chuỗi các chính sách công tác động đến mọi mặt đời sống và là một trong những bước đi giải quyết căn bản các vấn đề của người phật tử từ sự suy giảm về số lượng phật tử, các trường hợp phật tử di ở nhiều nơi, trong đó có Wonosobo năm 2015, Borobudur năm 2022, cho đến gần đây là vụ đốt nhà Phật giáo ở Lombok và tội báng bổ tôn giáo do Roy Suryo Notodiprojo, một người Hồi giáo và cũng là một chuyên gia về viễn thông gây ra vào năm 2022.

Đem lại sức sống mới Giáo dục Chính trị Phật giáo

Việc giáo dục chính trị cho phật tử và giới trẻ chắc chắn là một vấn đề ngay lập tức cần được giải quyết bằng nhận thức chính trị sáng suốt. Nhà triết học người Athens trong thời kỳ Cổ điển ở Hy Lạp cổ đại, Platon và nhà triết học và bác học người Hy Lạp cổ điển, Aristotle sống vào thế kỷ thứ 3-4 trước Tây lịch đã khám phá ra khái niệm chính trị và định nghĩa chính trị là nỗ lực, nhằm đạt được hoặc hiện thực hóa những lý tưởng vì lợi ích chung.

Chính trị có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Polis và có nguồn gốc từ lịch sự, có nghĩa là thành phố hoặc công dân. Về mặt thuật ngữ có thể hiểu nó là mối quan hệ giữa xã hội và Nhà nước. (Miriam Budiardjo, 2008: 5-13).

Giáo dục chính trị không phải là đề cao sự trau dồi cá nhân để trở thành những trí thức chính trị sống trong tháp ngà của khoa học hay trở thành những cá nhân thông minh nhưng tách biệt khỏi xã hội và môi trường của họ, mà là giáo dục chính trị dạy về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong các lĩnh vực xã hội, trong bối cảnh chính trị đa dạng và phong phú hóa.

Theo đức Phật, một đất nước muốn cường thịnh thì nhân dân trong nước ấy cần hội đủ bảy điều:

1- Thường nhóm họp bàn những sự việc chân chính,

2- Vua tôi hòa thuận, trên dưới kính nhường nhau,

3- Thường tôn trọng pháp luật, hiểu điều cấm kỵ, chẳng trái lễ độ,

4- Hiếu dưỡng cha mẹ, kính thuận sư trưởng,

5- Thường tôn trọng tông miếu, kính nể quỷ thần,

6- Giữ gìn khuê môn trinh chính, thanh khiết, không bậy bạ, cho đến sự vui đùa, nói năng cũng không tà vạy,

7- Tôn thờ Sa-môn, kính người trì giới và thân cận ủng hộ chẳng biếng nhác.

Đức Phật đã chỉ ra cho nhân loại thấy được giá trị của dân chủ, đạo đức, thượng tôn pháp luật, tự do tín ngưỡng, bình đẳng, công bằng, văn minh… trong việc kiến tạo quốc gia độc lập, tự chủ và hùng mạnh. Dân có giàu thì nước mới mạnh, dân có đoàn kết thì nước mới hùng cường. Thế nên bảy pháp giúp quốc gia cường thịnh đã cho thấy tuệ giác vô thượng của đức Phật, những lời dạy minh triết của Ngài đến nay vẫn còn nguyên giá trị, là nền tảng để xây dựng thế giới hòa bình, quốc gia giàu mạnh.

Giáo pháp của đức Phật từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng là nền tảng chính trị và đã thành công trong các Vương quốc được thiết lập vững chắc vào khoảng thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 7, tại vùng Tây Java, các vương quốc theo đạo Hindu và đạo Phật là vương quốc Tarumanagara và vương quốc người Sunda đến tận thế kỷ 16.

Từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 14, vương quốc đạo Phật Sriwijaya tại Sumatra, một đảo lớn ở phía tây Indonesia thuộc Đông Nam Á phát triển nhanh chóng. Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh (635-713), một vị sư người Trung Hoa nổi tiếng thời Đường đã viếng thăm thủ đô của Palembang khoảng năm 670. Vào giai đoạn hưng thịnh, Srivijaya kiểm soát vùng lãnh thổ rộng lớn gồm Java, bán đảo Malay.

Thế kỷ 14 chứng kiến sự nổi lên của vương quốc Hindu tại Đông Java. Patih Majapahit từ 1331 đến 1364. Vua Gajah Mada đã giành được quyền lực trên toàn vùng lãnh thổ mà ngày nay là Indonesia và hầu hết bán đảo Malaysia. Di sản để lại các bộ luật được biên soạn ra đời, và được xem như thiên sử thi Ramayana.

Từ các thế kỷ thứ 7-14, và cho đến thời Majapahit, một vương quốc theo đạo Hindu và đạo Phật Đại thừa ở giữa phần phía đông Java, tồn tại từ năm 1293 đến khoảng năm 1527, đã ứng dụng thực tiễn khái niệm một quốc gia dựa trên triết lý đạo Phật được mô tả trong Bản thảo Nagarakretagama viết bằng tiếng Java do Mpu Prapanca biên soạn.

Điều này chứng tỏ cho thấy rằng nền giáo dục chính trị được nghiên cứu theo tinh thần phật pháp có thể xây dựng nên một nền văn minh rất rộng lớn và phi thường được gọi là quần đảo Phật giáo.

Phật tử cần cách tân giáo dục chính trị để nâng cao nhận thức rằng chính trị không chỉ là đảng phái của giới thượng lưu, chính trị là không gian để người phật tử bày tỏ những hy vọng và lý tưởng của mình.

Giáo dục chính trị trở thành cửa sổ và nhịp cầu nối để Phật giáo tiến bộ hơn nữa. Không cần thiết phải hạn chế bản thân và nhắm mắt tham gia vào các sự kiện chính trị như nhà thơ, nhà soạn kịch, và đạo diễn sân khấu người Đức, một đạo diễn sân khấu có ảnh hưởng trong thế kỷ 20, Bertolt Brecht (1898-1956) đã nói rằng sự mù quáng tồi tệ nhất là sự mù quáng về chính trị. Những người không nghe, không nói và không tham gia vào hàng loạt sự kiện chính trị có thể ảnh hưởng đến các lĩnh vực xã hội, kinh tế, giáo dục và các lĩnh vự khác, gây ra tình tràn nghèo đói, trộm cướp, tội phạm, ngu dốt, bệnh tật, tệ nạn tiêu cực tham nhũng và những chính trị gia bất lương, đây chẳng phải là điều mà đức Phật cần phải cứu độ hay sao?

Tác giả: Candra Aditiya Nugraha
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhazine Indonesia

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/indonesia-suc-song-moi-cho-giao-duc-chinh-tri-phat-giao.html