Iran cho tên lửa đạn đạo 'độn thổ' khiến vệ tinh Mỹ bất lực

Trong cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn 'Nhà tiên tri vĩ đại 14' mới đây, Iran đã sử dụng những vũ khí và trang thiết bị tiên tiến nhất của nước này ở Vịnh Ba Tư, trong đó có màn phóng tên lửa đạn đạo từ dưới lòng đất.

Ngoài tập trận phòng không, bao vây tiêu diệt mục tiêu “tàu sân bay” của Mỹ, quân đội Iran đã phóng tên lửa đạn đạo "tàng hình" mới, đầu tiên trên thế giới; tên lửa được phóng từ một boongke bí mật dưới lòng đất. Ảnh: Tên lửa đạn đạo Iran được phóng từ trong lòng đất. Nguồn: Sina

Ngoài tập trận phòng không, bao vây tiêu diệt mục tiêu “tàu sân bay” của Mỹ, quân đội Iran đã phóng tên lửa đạn đạo "tàng hình" mới, đầu tiên trên thế giới; tên lửa được phóng từ một boongke bí mật dưới lòng đất. Ảnh: Tên lửa đạn đạo Iran được phóng từ trong lòng đất. Nguồn: Sina

Những tên lửa này đã “đội đất” lao vút lên không trung, đánh trúng hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm cao THAAD của quân đội Mỹ. Việc phóng tên lửa đạn đạo thể hiện tính bất ngờ và chính xác cao, và nó đã trở thành loại tên lửa đạn đạo nguy hiểm nhất của Iran. Ảnh: Tên lửa của Iran được cất giữ trong hầm ngầm. Nguồn: Sina

Những tên lửa này đã “đội đất” lao vút lên không trung, đánh trúng hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm cao THAAD của quân đội Mỹ. Việc phóng tên lửa đạn đạo thể hiện tính bất ngờ và chính xác cao, và nó đã trở thành loại tên lửa đạn đạo nguy hiểm nhất của Iran. Ảnh: Tên lửa của Iran được cất giữ trong hầm ngầm. Nguồn: Sina

Vì loại tên lửa này giữ được bí mật tuyệt đối trước khi phóng, nên Mỹ sẽ không thể tìm thấy dấu vết của trận địa tên lửa, ngay cả khi Mỹ triển khai thêm vệ tinh do thám trên khắp Trung Đông. Khiến một số lượng lớn vệ tinh của Mỹ bất lực, nâng cao đáng kể khả năng sống sót và tính bất ngờ của tên lửa Iran. Ảnh: Iran phóng tên lửa chống hạm trong cuộc diễn tập. Nguồn: Sina

Vì loại tên lửa này giữ được bí mật tuyệt đối trước khi phóng, nên Mỹ sẽ không thể tìm thấy dấu vết của trận địa tên lửa, ngay cả khi Mỹ triển khai thêm vệ tinh do thám trên khắp Trung Đông. Khiến một số lượng lớn vệ tinh của Mỹ bất lực, nâng cao đáng kể khả năng sống sót và tính bất ngờ của tên lửa Iran. Ảnh: Iran phóng tên lửa chống hạm trong cuộc diễn tập. Nguồn: Sina

Các chuyên gia quân sự Nga cho rằng, công nghệ tên lửa đạn đạo phóng từ boongke ngầm mới của Iran là duy nhất trên thế giới hiện nay. Mặc dù Mỹ và Liên Xô đã có những nỗ lực tương tự trong Chiến tranh Lạnh, nhưng họ không tiếp tục phát triển cách phóng như vậy. Ảnh: Iran phóng tên lửa chống hạm trong cuộc diễn tập. Nguồn: Sina

Các chuyên gia quân sự Nga cho rằng, công nghệ tên lửa đạn đạo phóng từ boongke ngầm mới của Iran là duy nhất trên thế giới hiện nay. Mặc dù Mỹ và Liên Xô đã có những nỗ lực tương tự trong Chiến tranh Lạnh, nhưng họ không tiếp tục phát triển cách phóng như vậy. Ảnh: Iran phóng tên lửa chống hạm trong cuộc diễn tập. Nguồn: Sina

Và hiện nay, Iran đã chứng tỏ rằng, họ đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này. Hiện Nga quan tâm đến công nghệ tên lửa tàng hình của Iran, tuy nhiên Nga kiên quyết không trợ giúp hoặc chia sẻ về công nghệ đạn đạo với Iran dưới bất kỳ hình thức nào. Ảnh: Tên lửa Shahab-2. Nguồn: Missile Threat/ FARS

Và hiện nay, Iran đã chứng tỏ rằng, họ đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này. Hiện Nga quan tâm đến công nghệ tên lửa tàng hình của Iran, tuy nhiên Nga kiên quyết không trợ giúp hoặc chia sẻ về công nghệ đạn đạo với Iran dưới bất kỳ hình thức nào. Ảnh: Tên lửa Shahab-2. Nguồn: Missile Threat/ FARS

Mỹ cảnh báo Iran và các nước khác không được phép chuyển giao bất kỳ công nghệ tên lửa đạn đạo nào, điều này sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với Mỹ và các đồng minh của Mỹ; không có lợi cho hòa bình và ổn định ở Trung Đông. Ảnh: Tầm bắn một số loại tên lửa Iran sở hữu. Nguồn: Reuters

Mỹ cảnh báo Iran và các nước khác không được phép chuyển giao bất kỳ công nghệ tên lửa đạn đạo nào, điều này sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với Mỹ và các đồng minh của Mỹ; không có lợi cho hòa bình và ổn định ở Trung Đông. Ảnh: Tầm bắn một số loại tên lửa Iran sở hữu. Nguồn: Reuters

Sau khi kết thúc cuộc tập trận, Iran cũng tiết lộ thông tin chi tiết về tên lửa đạn đạo mới này. Theo các video và hình ảnh do Iran công bố, tốc độ của tên lửa này rất nhanh, khiến hệ thống đánh chặn chống tên lửa của Mỹ rất khó khóa hoặc đánh chặn được nó. Ảnh: Tên lửa đạn đạo Zolfaghar. Nguồn: Missile Threat

Sau khi kết thúc cuộc tập trận, Iran cũng tiết lộ thông tin chi tiết về tên lửa đạn đạo mới này. Theo các video và hình ảnh do Iran công bố, tốc độ của tên lửa này rất nhanh, khiến hệ thống đánh chặn chống tên lửa của Mỹ rất khó khóa hoặc đánh chặn được nó. Ảnh: Tên lửa đạn đạo Zolfaghar. Nguồn: Missile Threat

Theo tình huống giả định của cuộc tập trận, mặc dù bị Mỹ tấn công bất ngờ, Iran đã nhanh chóng phản công, phóng tên lửa đạn đạo chôn sẵn từ một boongke sâu dưới lòng đất; đây là công nghệ độc quyền do Iran phát triển, hoàn toàn khác với tên lửa đạn đạo phóng từ các hầm phóng (silo), của các quốc gia khác. Ảnh: Một tên lửa đạn đạo trong hầm phóng. Nguồn: Missile Threat

Theo tình huống giả định của cuộc tập trận, mặc dù bị Mỹ tấn công bất ngờ, Iran đã nhanh chóng phản công, phóng tên lửa đạn đạo chôn sẵn từ một boongke sâu dưới lòng đất; đây là công nghệ độc quyền do Iran phát triển, hoàn toàn khác với tên lửa đạn đạo phóng từ các hầm phóng (silo), của các quốc gia khác. Ảnh: Một tên lửa đạn đạo trong hầm phóng. Nguồn: Missile Threat

Do giữ được bí mật tuyệt đối, do vậy không có bất kỳ dấu hiệu nào trước khi phóng tên lửa và vệ tinh trinh sát chính xác cao của Mỹ không thể tìm thấy dấu vết, điều này khiến Mỹ không thể tung đòn phủ đầu vào tên lửa Iran. Ảnh: Tên lửa đạn đạo Khorramshahr của Iran. Nguồn: Wikipedia

Do giữ được bí mật tuyệt đối, do vậy không có bất kỳ dấu hiệu nào trước khi phóng tên lửa và vệ tinh trinh sát chính xác cao của Mỹ không thể tìm thấy dấu vết, điều này khiến Mỹ không thể tung đòn phủ đầu vào tên lửa Iran. Ảnh: Tên lửa đạn đạo Khorramshahr của Iran. Nguồn: Wikipedia

Theo những báo cáo, vào những năm 1980, Mỹ đã có một khái niệm tương tự về tên lửa phóng ngầm; Quân đội Mỹ đã nghiên cứu việc phóng tên lửa xuyên lục địa LGM-188 "Người bảo vệ hòa bình" từ mặt đất, nhưng nó chưa bao giờ được đưa vào thực tế. Ảnh: Mô hình phóng tên lửa ngầm của Mỹ. Nguồn: Sina

Theo những báo cáo, vào những năm 1980, Mỹ đã có một khái niệm tương tự về tên lửa phóng ngầm; Quân đội Mỹ đã nghiên cứu việc phóng tên lửa xuyên lục địa LGM-188 "Người bảo vệ hòa bình" từ mặt đất, nhưng nó chưa bao giờ được đưa vào thực tế. Ảnh: Mô hình phóng tên lửa ngầm của Mỹ. Nguồn: Sina

Ngoài ra công nghệ phóng tên lửa của Mỹ hoàn toàn khác của Iran, có thể thấy tên lửa phóng ngầm của Mỹ được đặt bên trong ống phóng thẳng đứng, được bao phủ dưới một lớp đất mỏng và phải mất nhiều thời gian chuẩn bị trước khi phóng. Ảnh: Tên lửa hành trình Soumar. Nguồn: Time of Israel

Ngoài ra công nghệ phóng tên lửa của Mỹ hoàn toàn khác của Iran, có thể thấy tên lửa phóng ngầm của Mỹ được đặt bên trong ống phóng thẳng đứng, được bao phủ dưới một lớp đất mỏng và phải mất nhiều thời gian chuẩn bị trước khi phóng. Ảnh: Tên lửa hành trình Soumar. Nguồn: Time of Israel

Quân đội Iran cho biết hiện nay trên thế giới có hai khái niệm về tên lửa phóng thẳng đứng là phóng lạnh và phóng nóng. Chế độ phóng nóng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao hơn, khi ống phóng của tên lửa và phải chịu được nhiệt độ cao của nhiên liệu cháy. Ảnh: Quân đội Iran lắp đầu đạn cho tên lửa Qiam-1. Nguồn: Missile Threat

Quân đội Iran cho biết hiện nay trên thế giới có hai khái niệm về tên lửa phóng thẳng đứng là phóng lạnh và phóng nóng. Chế độ phóng nóng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao hơn, khi ống phóng của tên lửa và phải chịu được nhiệt độ cao của nhiên liệu cháy. Ảnh: Quân đội Iran lắp đầu đạn cho tên lửa Qiam-1. Nguồn: Missile Threat

Tên lửa mới của Iran sử dụng phương pháp phóng nhiệt thẳng đứng, vài giây sau khi phóng, ngọn lửa có nhiệt độ cao và khí sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu trực tiếp loại bỏ đất, mở lỗ phóng cho tên lửa. Ảnh: Tên lửa đạn đạo Shahab 3 của Iran trong một cuộc thử nghiệm. Nguồn: ISNA

Tên lửa mới của Iran sử dụng phương pháp phóng nhiệt thẳng đứng, vài giây sau khi phóng, ngọn lửa có nhiệt độ cao và khí sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu trực tiếp loại bỏ đất, mở lỗ phóng cho tên lửa. Ảnh: Tên lửa đạn đạo Shahab 3 của Iran trong một cuộc thử nghiệm. Nguồn: ISNA

Có thông tin cho rằng, Iran đã thử nghiệm hai tên lửa đạn đạo ngầm, sử dụng nhiên liệu rắn và được trang bị hệ thống làm lệch vector lực đẩy; giúp nâng cao khả năng xuyên phá của tên lửa và mang lại những thách thức chưa từng có cho quân đội Mỹ và đồng minh của Mỹ. Ảnh: Các mẫu tên lửa được Iran trưng bày tại một cuộc triển lãm quân sự ở Tehran hồi tháng 2/2019. Nguồn: AP.

Có thông tin cho rằng, Iran đã thử nghiệm hai tên lửa đạn đạo ngầm, sử dụng nhiên liệu rắn và được trang bị hệ thống làm lệch vector lực đẩy; giúp nâng cao khả năng xuyên phá của tên lửa và mang lại những thách thức chưa từng có cho quân đội Mỹ và đồng minh của Mỹ. Ảnh: Các mẫu tên lửa được Iran trưng bày tại một cuộc triển lãm quân sự ở Tehran hồi tháng 2/2019. Nguồn: AP.

Video Iran nã tên lửa đạn đạo vào 2 căn cứ Mỹ ở Iraq - Nguồn: VTC1

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/iran-cho-ten-lua-dan-dao-don-tho-khien-ve-tinh-my-bat-luc-1421640.html