Iran từng suýt sở hữu hàng trăm tiêm kích F-16 Mỹ

Nếu hợp đồng mua bán tiêm kích F-16 với Mỹ trong quá khứ được thực hiện, Không quân Iran hẳn sẽ mạnh hơn rất nhiều so với hiện nay.

Mặc dù hiện tại Iran và Mỹ là hai quốc gia thù địch, nhưng thật bất ngờ khi được biết trong quá khứ, Tehran từng được xem là khách hàng tiềm năng của tiêm kích F-16, họ tiến sát tới việc là đất nước ngoài NATO đầu tiên sở hữu chiếc chiến đấu cơ tối tân này.

Mặc dù hiện tại Iran và Mỹ là hai quốc gia thù địch, nhưng thật bất ngờ khi được biết trong quá khứ, Tehran từng được xem là khách hàng tiềm năng của tiêm kích F-16, họ tiến sát tới việc là đất nước ngoài NATO đầu tiên sở hữu chiếc chiến đấu cơ tối tân này.

Đó là giai đoạn trước khi cách mạng Hồi giáo tại Iran bùng nổ vào năm 1979, việc tìm hiểu sự kiện từng xảy ra trong quá khứ tương đối thú vị, bởi Không quân Iran có thể đã trở thành một lực lượng đủ sức thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực.

Đó là giai đoạn trước khi cách mạng Hồi giáo tại Iran bùng nổ vào năm 1979, việc tìm hiểu sự kiện từng xảy ra trong quá khứ tương đối thú vị, bởi Không quân Iran có thể đã trở thành một lực lượng đủ sức thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực.

Iran có ý định mua tiêm kích F-16 từ cuối những năm 1970 như một phần của chương trình đầy tham vọng nhằm tăng cường sức mạnh cho lực lượng không quân. Bên cạnh đó, Tehran còn nhắm tới cả tiêm kích F/A-18 Hornet như một sự bổ sung cho F-14 Tomcat.

Iran có ý định mua tiêm kích F-16 từ cuối những năm 1970 như một phần của chương trình đầy tham vọng nhằm tăng cường sức mạnh cho lực lượng không quân. Bên cạnh đó, Tehran còn nhắm tới cả tiêm kích F/A-18 Hornet như một sự bổ sung cho F-14 Tomcat.

Theo quan điểm của Iran, F-14 rất mạnh khi đánh chặn tiêm kích đối phương từ xa, nhưng chúng không phù hợp trong chiến đấu tầm gần chống lại MiG-21 và MiG-23 của Không quân Iraq - đối thủ chính của Tehran tại thời điểm đó.

Theo quan điểm của Iran, F-14 rất mạnh khi đánh chặn tiêm kích đối phương từ xa, nhưng chúng không phù hợp trong chiến đấu tầm gần chống lại MiG-21 và MiG-23 của Không quân Iraq - đối thủ chính của Tehran tại thời điểm đó.

Bên cạnh bổ trợ cho F-14 Tomcat, giới lãnh đạo quân sự Iran ngay từ cuối thập niên 1970 đã nghĩ đến việc cần có một chiếc tiêm kích hạng nhẹ nhằm thay thế cho F-5 Tiger, khi đó F-16 Fighting Falcon tỏ ra phù hợp nhất.

Bên cạnh bổ trợ cho F-14 Tomcat, giới lãnh đạo quân sự Iran ngay từ cuối thập niên 1970 đã nghĩ đến việc cần có một chiếc tiêm kích hạng nhẹ nhằm thay thế cho F-5 Tiger, khi đó F-16 Fighting Falcon tỏ ra phù hợp nhất.

Vua Shah rất muốn đưa sức mạnh lực lượng Không quân Iran ngang tầm với Mỹ thông qua phi đội F-14 và F-16, điều này được tạo điều kiện thuận lợi bởi tình hình quốc tế lúc bấy giờ, và tham vọng của Tehran không chỉ thể hiện ở việc lựa chọn mẫu tiêm kích.

Vua Shah rất muốn đưa sức mạnh lực lượng Không quân Iran ngang tầm với Mỹ thông qua phi đội F-14 và F-16, điều này được tạo điều kiện thuận lợi bởi tình hình quốc tế lúc bấy giờ, và tham vọng của Tehran không chỉ thể hiện ở việc lựa chọn mẫu tiêm kích.

Tài liệu lưu trữ của Bộ Ngoại giao Mỹ được giải mật cho thấy một văn bản đáng chú ý, được phát hành vào tháng 10/1976, cho thấy rõ tham vọng cực lớn của chính quyền Iran.

Tài liệu lưu trữ của Bộ Ngoại giao Mỹ được giải mật cho thấy một văn bản đáng chú ý, được phát hành vào tháng 10/1976, cho thấy rõ tham vọng cực lớn của chính quyền Iran.

Ban đầu, Tehran hy vọng nhận đủ 300 tiêm kích F-16 trong vài năm với tổng giá trị hợp đồng là 2 tỷ đô la theo tỷ giá hối đoái vào thời điểm đó, nhưng sau đó con số thay đổi thành 160 chiếc với trị giá 3,8 tỷ đô la.

Ban đầu, Tehran hy vọng nhận đủ 300 tiêm kích F-16 trong vài năm với tổng giá trị hợp đồng là 2 tỷ đô la theo tỷ giá hối đoái vào thời điểm đó, nhưng sau đó con số thay đổi thành 160 chiếc với trị giá 3,8 tỷ đô la.

Nguyên nhân dẫn đến thay đổi trên bắt nguồn từ việc nhà sản xuất General Dynamics cho rằng Iran định giá máy bay của mình quá thấp, quá trình đánh giá lại của Lầu Năm Góc sau đó mang đến một con số thực tế hơn nhiều.

Nguyên nhân dẫn đến thay đổi trên bắt nguồn từ việc nhà sản xuất General Dynamics cho rằng Iran định giá máy bay của mình quá thấp, quá trình đánh giá lại của Lầu Năm Góc sau đó mang đến một con số thực tế hơn nhiều.

Một trở ngại đối với Tehran khi đó nằm ở việc Mỹ chưa muốn bán F-16 cho họ, bất chấp Iran là đồng minh thân thiết của Washington, bởi vì dòng tiêm kích hạng nhẹ này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện tính năng.

Một trở ngại đối với Tehran khi đó nằm ở việc Mỹ chưa muốn bán F-16 cho họ, bất chấp Iran là đồng minh thân thiết của Washington, bởi vì dòng tiêm kích hạng nhẹ này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện tính năng.

Trong khi các cuộc đàm phán chưa thống nhất thì vào năm 1979, cuộc Cách mạng Hồi giáo đã nổ ra, dẫn tới việc chính Iran chủ động cắt đứt quan hệ với Mỹ, đặt dấu chấm hết cho các cuộc đàm phán về việc mua tiêm kích F-16.

Trong khi các cuộc đàm phán chưa thống nhất thì vào năm 1979, cuộc Cách mạng Hồi giáo đã nổ ra, dẫn tới việc chính Iran chủ động cắt đứt quan hệ với Mỹ, đặt dấu chấm hết cho các cuộc đàm phán về việc mua tiêm kích F-16.

Mặc dù có thông tin cho biết Iran đã nhận được 2 chiếc F-16 để huấn luyện, nhưng điều này nhiều khả năng không chính xác, bất chấp việc đã có hình ảnh về những chiếc F-16 mang màu sơn của Không quân Iran thời điểm trước khi Cách mạng Hồi giáo bùng nổ.

Mặc dù có thông tin cho biết Iran đã nhận được 2 chiếc F-16 để huấn luyện, nhưng điều này nhiều khả năng không chính xác, bất chấp việc đã có hình ảnh về những chiếc F-16 mang màu sơn của Không quân Iran thời điểm trước khi Cách mạng Hồi giáo bùng nổ.

Ngoài ra còn xuất hiện tin đồn về việc Venezuela đã bán một hoặc nhiều tiêm kích F-16 của họ cho Iran vào đầu thập niên 2010, nhưng cũng chưa có bằng chứng nào xác thực thông tin nói trên.

Ngoài ra còn xuất hiện tin đồn về việc Venezuela đã bán một hoặc nhiều tiêm kích F-16 của họ cho Iran vào đầu thập niên 2010, nhưng cũng chưa có bằng chứng nào xác thực thông tin nói trên.

Giới chức quân sự Mỹ và Israel có lẽ khi nghiên cứu tài liệu lịch sử sẽ cảm thấy giật mình, bởi viễn cảnh Không quân Iran có hàng trăm tiêm kích F-16 trong tay sẽ khiến họ phải đau đầu tìm phương án đối phó, thay vì có thể dễ dàng xâm nhập không phận như hiện nay.

Giới chức quân sự Mỹ và Israel có lẽ khi nghiên cứu tài liệu lịch sử sẽ cảm thấy giật mình, bởi viễn cảnh Không quân Iran có hàng trăm tiêm kích F-16 trong tay sẽ khiến họ phải đau đầu tìm phương án đối phó, thay vì có thể dễ dàng xâm nhập không phận như hiện nay.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/iran-tung-suyt-so-huu-hang-tram-tiem-kich-f-16-my-post592327.antd