Israel mua 25 tiêm kích F-35 bằng tiền viện trợ từ Mỹ

Israel đã trích 3 tỷ USD từ nguồn viện trợ hàng chục tỷ USD của Mỹ để ký hợp đồng mua 25 tiêm kích tàng hình F-35 nhằm nâng cao sức mạnh không quân.

Bộ Quốc phòng Israel ngày 4/6 thông báo phái đoàn nước này đã tới Mỹ và ký thỏa thuận trị giá ba tỷ USD, đặt mua 25 tiêm kích tàng hình F-35 do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất.

Số máy bay này sẽ bắt đầu được bàn giao từ năm 2028, với số lượng 3-5 chiếc mỗi năm.

Số máy bay này sẽ nâng tổng số tiêm kích F-35I trong biên chế quân đội Israel lên 75 chiếc.

Không quân Israel trước đó đặt mua 50 phi cơ thế hệ thứ 5 của Mỹ, song Lockheed Martin tới nay mới bàn giao 39 chiếc.

Chi phí thực hiện thương vụ mới nhất được lấy từ viện trợ quân sự của Mỹ, theo Bộ Quốc phòng Israel.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cuối tháng 4 đã ký thông qua dự luật viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD, trong đó có 26 tỷ USD cho Tel Aviv.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cuối tháng 4 đã ký thông qua dự luật viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD, trong đó có 26 tỷ USD cho Tel Aviv.

Thỏa thuận được ký sau khi mâu thuẫn giữa Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant và Bộ trưởng Tài chính Betzalel Smotric về thương vụ này gần như đã được giải quyết, theo truyền thông Israel.

Thỏa thuận được ký sau khi mâu thuẫn giữa Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant và Bộ trưởng Tài chính Betzalel Smotric về thương vụ này gần như đã được giải quyết, theo truyền thông Israel.

Bộ trưởng Tài chính Betzalel Smotric trước đó phủ quyết việc ký hợp đồng cho đến khi ủy ban phụ trách giám sát chi tiêu quốc phòng thuộc quốc hội Israel nhóm họp, điều vấp phải chỉ trích của Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant.

Bộ trưởng Tài chính Betzalel Smotric trước đó phủ quyết việc ký hợp đồng cho đến khi ủy ban phụ trách giám sát chi tiêu quốc phòng thuộc quốc hội Israel nhóm họp, điều vấp phải chỉ trích của Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant.

Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant cho biết thỏa thuận mua 25 tiêm kích F-35 là "bằng chứng mới về sức mạnh của liên minh chiến lược Mỹ - Israel cũng như tầm ảnh hưởng sâu rộng của liên minh".

Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant cho biết thỏa thuận mua 25 tiêm kích F-35 là "bằng chứng mới về sức mạnh của liên minh chiến lược Mỹ - Israel cũng như tầm ảnh hưởng sâu rộng của liên minh".

Năm 2010, lực lượng không quân Israel (IAF) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng khi là bên đầu tiên nhận được bản sửa đổi riêng của bay chiến đấu F-35A thế hệ thứ năm, với định danh F-35I Adir.

Adir dịch từ tiếng Hebrew có nghĩa là quyền năng, hoặc vĩ đại, F-35I Adir là kẻ quyền năng núi Sion (một ngọn núi thánh mang tính biểu tượng của người Do Thái).

Israel đặt mua dòng F-35 lần đầu vào tháng 9/2008, số lượng 25 chiếc với mức giá 200 triệu USD cho mỗi máy bay.

Sau một năm, giá được giảm đáng kể xuống còn hơn 100 triệu USD/chiếc. Tới tháng 10/2014, Israel đồng ý tăng gấp đôi đơn hàng F-35 lên 50 chiếc.

Khác với các quốc gia đặt mua F-35, Israel là quốc gia duy nhất được can thiệp sâu vào cấu hình của tiêm kích hàng hình này.

Một trong những công nghệ then chốt trên F-35I là hệ thống chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, máy tính và tình báo (C4I) do Israel tự phát triển.

Hệ thống C4I có khả năng lấy dữ liệu từ các cảm biến trên máy bay tiêm kích tàng hình F-35I Adir.

Từ đó, hệ thống C4I chuyển thông tin cho các khí tài khác, đặc biệt là các tiêm kích, thông qua đường truyền dữ liệu (data link) để giúp phát hiện, nhận dạng và tấn công các mục tiêu của đối phương.

Công nghệ C4I đặc biệt cần thiết trong bối cảnh Israel gặp phải sự đe dọa lớn từ pháo phản lực.

Trang bị vũ khí cho F-35I phần lớn là sản phẩm do Israel tự sản xuất. Máy bay có thể mang bom dẫn đường SPICE 1000 nội địa thay cho bom JDAM.

SPICE là cụm thiết bị dẫn đường gắn ngoài bom tương tự JDAM, nhưng được trang bị cả hệ thống dẫn đường vệ tinh và đầu dò quang - điện tử.

SPICE sẽ biến các quả bom thông thường Mk. 83 thành bom dẫn đường.

Ngoài ra, phi công trên F-35I Adir có thể tự dẫn bom đến mục tiêu hoặc ra lệnh hủy, thay vì dựa hoàn toàn vào hệ thống định vị vệ tinh như JDAM.

Bom trang bị SPICE 1000 có tầm ném 100 km, với độ lệch mục tiêu chỉ khoảng 3 mét.

F-35I Adir cũng sẽ mang tên lửa đối không dùng đầu dò hồng ngoại Python-5, thay cho mẫu AIM-9X Sidewinder của Mỹ.

Khả năng khóa sau phóng (LOAL) của tên lửa này giúp nó triển khai từ khoang vũ khí trong thân F-35I và tự khóa mục tiêu sau khi rời bệ phóng.

Không quân Israel cũng yêu cầu Lockheed Martin bổ sung khả năng mang hai thùng dầu phụ loại 1.600 lít cho phiên bản Adir, giúp tăng 36% lượng dầu và tầm hoạt động của máy bay.

Việc đeo thùng dầu phụ có thể làm chiếc F-35I mất đi ít nhiều khả năng tàng hình trước radar.

Tuy nhiên, một nguồn tin quân đội Israel cho biết thùng dầu gắn ngoài sẽ chỉ được sử dụng đầu chuyến bay, giai đoạn chưa đòi hỏi yếu tố tàng hình.

Được biết, chiếc tiêm kích tàng hình F-35 đầu tiên chế tạo hàng loạt được xuất xưởng vào năm 2007 với giá 221 triệu USD.

Kể từ đó, nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin bắt đầu tăng số lượng và cải tiến sản xuất, qua đó giảm giá thành của loại tiêm kích này giảm xuống còn khoảng 80 triệu USD.

Tiêm kích tàng hình F-35 hiện là dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 phổ biến nhất thế giới hiện nay.

Mỹ phát triển loại chiến đấu cơ này gồm ba phiên bản là F-35A cất cánh hạ cánh thông thường của Không quân, F-35B có thể hạ cánh thẳng đứng của Thủy quân lục chiến và F-35C hoạt động trên tàu sân bay.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/israel-mua-25-tiem-kich-f-35-bang-tien-vien-tro-tu-my-post578691.antd