Itzhak Levanon và thân phận đặc biệt
Lúc nhỏ, cậu bé Itzhak Levanon từng có mặt trong phòng xử án, tại đó người mẹ ruột Shulamit Kishik-Cohen bị tuyên án 20 năm vì tội làm gián điệp cho Israel. Sau này với tư cách là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, ông Levanon đã giúp dọn đường cho thỏa thuận bình thường hóa với các nước Arab.
Phiên xử “Mata Hari của Trung Đông”
Năm 2009, sau khi nộp ủy nhiệm thư cho Tổng thống Ai Cập lúc bấy giờ là Hosni Mubarak, tân đại sứ Itzhak Levanon đứng trên ban công nhìn ra sân của tòa tư dinh tổng thống ở Cairo, trong khi âm nhạc chơi vang lừng trên sân. Nước mắt nhoèn nhoẹt. Giấc mơ thời thơ ấu đã thành hiện thực, sống động vượt hơn mong đợi. Những khoảnh khắc đó đã thể hiện trang sử cuộc đời của mẹ con nhà Levanon. Trên ban công trong suốt những thời khắc lịch sử này và nhìn quốc kỳ Israel tung bay trong gió, Itzhak Cohen-Kishik - cậu bé của 46 năm trước đã đứng trong tòa án binh ở Lebanon, cùng với những người thân trong gia đình để nghe bản án xử mẹ mình: bà Shulamit Cohen bị xét xử vì tội làm gián điệp.
Câu chuyện về điệp viên Do Thái đến từ Beirut (Lebanon) đã được khoác lên một bức màn bí ẩn. Cuộc đời rực rỡ của bà Shulamit Cohen đã mê hoặc cánh báo giới Arab đến nỗi họ đặt cho bà cái biệt danh “Mata Hari của Trung Đông”. Nhưng đối với cậu bé Isaac đến từ gia đình Cohen-Kishik thì Shulamit Cohen còn là một người mẹ khả kính. Ông Levanon hồi tưởng lại khi vị thẩm phán ra phán quyết tại tòa án: “Bị cáo đáng bị tử hình nhưng tòa lượng khoan hồng xuống còn 20 năm tù lao động khổ sai, vì đã không trung thành với đất nước mà mình đã sống suốt bấy nhiêu năm. Hình phạt ông ta (quan tòa) tuyên với mẹ tôi là chưa đủ. Liền đó ông ta quay sang cha tôi, Yoseph Cohen-Kishik, người cũng đang ngồi trong vành móng ngựa cạnh mẹ tôi. Ông ta phán: “Đáng lý bị cáo cũng nhận án 10 năm tù, nhưng do tuổi già và phải có trách nhiệm lo sinh kế cho gia đình nên tòa sẽ phạt bị cáo 2 năm tù”.
Trong cuốn sách mới do mình chấp bút mang tựa đề “Trong mắt bão - Những bí mật ngoại giao”, tác giả Levanon nhớ lại” “Sau các phán quyết của tòa, tôi ngồi nguyên một chỗ, cố gắng thấm nhuần bản án. Án tử hình rút xuống còn 20 năm tù. Còn cha tôi, người đàn ông đáng kính và tự hào, sẽ chịu tù 2 năm. Thế giới trong tôi sụp đổ. Tôi đã rất mong mọi chuyện sẽ khác đi, rằng chúng tôi sẽ rời đến đây với như cách là những người chiến thắng, song thực tế đã tát vào mặt tôi. Tôi ở gần mẹ nhưng lại không được cho phép thăm bà, để ôm mẹ, để được chạm lên khuôn mặt in hằn khổ đau quá khứ”.
Những mật mã trên đài phát thanh
Hè năm 1961, tiếng gõ cửa bất thường tại ngôi nhà của gia đình Cohen-Kishik trong khu dân cư Do Thái Wadi Abu Jamil ở Lebanon đã khiến mọi người choàng tỉnh. Ông Levanon hồi hộp nhớ lại cảnh tượng khi đó: “Họ gõ cửa ầm ĩ. Tôi ra mở cửa nhà, một viên sĩ quan gạt tôi qua một bên và đi vào trong. Tôi nhận ra họ đến bắt giữ mẹ tôi sau khi nhìn thấy một đặc vụ Lebanon, người này đã từng đến nhà chúng tôi. Trước đó tôi từng nghĩ anh ta là một trong số chúng tôi nhưng sau đó tôi phát hiện ra anh ta có mặt ở nhà tôi chỉ để tìm cách bắt mẹ tôi. Tôi nhớ họ bắt đầu lục tung tủ quần áo. Có một cái hộp mà ai đó đã đóng cho mẹ tôi cùng với 5 quyển sách của nhà tiên tri Moses; bọn lính tịch thu cái hộp vì cho rằng nó đựng máy phát tín hiệu. Các em trai tôi ùa tới phòng có cha tôi, và họ giải mẹ tôi đi lúc 3 giờ sáng.
Ông Levanon buồn rầu nhớ lại: “Sau khi mẹ bị bắt, chúng tôi mất liên lạc với bà và suốt một thời gian dài không biết chuyện gì đã xảy ra với bà. Có lời đồn rằng người Syria truy lùng bà. Có dạo nọ chúng tôi cho rằng mẹ không còn ở Lebanon nữa. Một ngày nọ, họ đến trường đại học và đưa tôi đi thẩm vấn; họ hỏi tôi rằng tôi có biết gì về các hoạt động của mẹ không? Tôi phủ nhận hết thảy. Sau đó họ bật một chiếc máy ghi âm lớn và tôi nghe thấy tiếng mình vang ra “14 cuộn vải”. Đó là cụm từ tiếng Arab mà tôi đã dùng khi thông báo cho mẹ rằng có 14 người Do Thái đang trên đường tới Israel. Họ yêu cầu tôi giải thích từ đó và tôi đáp: “Cha tôi với các cuộn vải. Ông ấy làm ở nhà máy”. Họ không tin vào lời giải thích của tôi. Rồi họ đưa mẹ tôi vào phòng thẩm vấn và tôi thấy mẹ ở phía xa xa, đó là lần đầu tiên sau quãng thời gian dài. Tôi thở phào nhẹ nhõm vì bà ấy ở đây chứ không phải Damascus. Mẹ quay sang nhìn tôi và nói bằng tiếng Do Thái “Mẹ chả thú nhận cái gì sất”.
Bà Shulamit Cohen có mối quan hệ tốt và đã tạo dựng những mối dây bền chặt với các quan chức cấp cao Lebanon. Trong suốt 12 năm khi phục vụ, bà Cohen đã thực hiện nhiều nhiệm vụ được giao phó bởi Mossad và các cơ quan tình báo khác ở Israel, cũng như bà đã đưa lậu hàng trăm người Do Thái ra khỏi Lebanon và Syria. Trong cuốn sách của mình, ông Levanon viết: "Thời gian trôi qua đã hình thành một thứ thủ tục quen thuộc: những thanh niên trẻ đã vượt biên Syria để đến với các mối tương tác của họ ở Beirut, họ náu mình trong các Thánh đường Do Thái hoặc trong các nhà dân chúng. Bước tiếp theo là mật báo với mẹ tôi về việc họ đến và bắt đầu chuẩn bị cho họ vượt biên sang đất Israel”.
Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với khối Arab
Công việc căng thẳng và khác thường của bà Shulamit Cohen thi thoảng đã khiến bà vắng mặt - thậm không dễ dàng cho ai đó có thể cân bằng giữa công việc của một điệp viên chuyên nghiệp với việc làm vợ và mẹ đẻ của 7 đứa con trong thời thập niên 1960 ở Beirut. Chính nhờ sự hậu thuẫn và động viên tích cực từ chồng Yoseph mới khiến cho hoạt động tình báo của bà Cohen thành công. Ông Levanon kể: “Các anh em của cha tôi đôi khi bình luận rằng điều đó là không thể chấp nhận được nhưng cha tôi ủng hộ mẹ 100%. Cha cũng là người bạn tâm giao ăn ý với mẹ”. 6 năm sau đó, như là một phần của thương thảo chuyển giao tù nhân giữa Israel và Lebanon, bà Cohen được phóng thích khỏi nhà tù Beirut, nơi bà bị tra tấn và giam giữ trong những điều kiện khắc nghiệt.
Ông Levanon kể: “Họ đưa mẹ tôi đến Rosh Hanikra, nơi bà vượt biên. Họ nói với mẹ tôi, “Bây giờ chúng tôi sẽ đưa bà đến gặp bà ngoại của bà ở Jerusalem”. Mẹ tôi đáp: “Trước khi làm việc đó, hãy để tôi cắt tóc”. Chúng tôi bỏ mọi thứ lại phía sau. Mọi người thu dọn tư trang và chúng tôi rời đi”. Ông Levanon chính thức bắt đầu sự nghiệp tại Cơ quan ngoại giao Israel sau khi di cư sang nước này. Nhưng ông từng kinh qua những bước đầu tiên của thế giới ngoại giao một thời gian dài trước đó, trong suốt những cuộc họp và tiếp xúc mà số phận đã xếp đặt cho ông làm việc với Hội chữ thập đỏ sau vụ mẹ ông làm gián điệp. Từ ngày mẹ bị bắt, ông Levanon đã gặp gỡ các quan chức địa phương trong một nỗ lực nhằm ngăn ngừa thực thi án tử hình và khiến mẹ ông được thả.
Ông Levanon nhớ lại: “Ở Beirut, tôi là Itzhak hay sợ hãi và bị đàn áp khi thấy lá quốc kỳ Israel bị giẫm đạp. Tôi đã cố gắng thuyết phục họ giúp đỡ tôi bằng cách trả tự do cho mẹ hoặc cho phép mang thức ăn mà bà yêu thích đến nhà tù mà không có lính gác thò tay vào trước. Khi tôi đến Ai Cập, tôi là Isaac (tương tự là đại diện của một quốc gia có chủ quyền) tôi nhìn ngang tầm mắt với những người đối diện và ngẩng cao đầu”. Thái độ của Levanon đối với Lebanon không mấy rõ ràng. Từ đất nước mà ông sinh ra và lớn lên, từ nơi mà ông hình thành nhân cách, những ký ức cay đắng đã cháy sém theo năm tháng và làm lu mờ hết thảy những điều tốt đẹp mà Lebanon biết cách mang lại cho nhân dân của mình.
Khi một đại diện trong các lực lượng Lebanon nói với đồng nghiệp của anh ta rằng tôi là con trai của một điệp viên, tôi đã nhanh chóng chối khéo: “Điều mà quý vị đang nói chỉ mới là nghe thôi mà”. Quá trình bình thường hóa giữa Israel với các nước Arab trong những năm gần đây không khiến ông Levanon ngạc nhiên như cách ông giải thích: “Khi tôi làm đại sứ ở Geneva, tôi phát hiện ra rằng người đứng đầu tổ chức cấp bằng sáng chế là người Sudan, Kamil Idris. Chúng tôi đã sắp xếp cuộc họp giữa bộ trưởng cấp cao của họ (nhân vật thân cận với các quan chức cấp cao nhất của chính phủ) và Ngoại trưởng của chúng tôi tại thời điểm đó là Silvan Shalom, và thế là làm tan bầu không khí băng giá giữa Israel và Sudan”.
Bộ trưởng Sudan yêu cầu: “Tòa án công lý quốc tế tại The Hague phải tìm cách truy tố 51 người lính từ quân đội Sudan với cáo buộc đã nhúng tay vào tội diệt chủng ở Darfur. Bộ trưởng Sudan yêu cầu Israel phải hành động để mang những người lính này ra xét xử ở Sudan chứ không phải tại The Hague. Silvan Shalom hứa sẽ mang vấn đề này lên trình trước ông Kofi Annan khi đó là Tổng thư ký Liên hợp quốc. Về việc bình thường hóa quan hệ giữa Israel với Chad, ông Levanon kể: “Tôi kết bạn với một doanh nhân người Do Thái Israel, người có quan hệ thân thiết với đại sứ Chad tại Paris, và quyết định hành động. Biết rằng Chad là nước rất giàu có tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tại miền Bắc nước này (gần biên giới Libya, một lĩnh vực mà Libya cũng quan tâm”.
Ông Levanon tiếp tục kể: “Tôi tìm cách kết thân với Bộ trưởng Quốc phòng của họ là Idriss Deby, ông này khi đó đang là Tổng thống. Tôi gửi các cố vấn quân sự đến Chad nhằm hỗ trợ nước này, 3 quân nhân được cử đến đó để tham gia cố vấn và huấn luyện binh sĩ Chad. Thời gian trôi qua, căng thẳng giữa Libya và Chad ngày càng gia tăng và quân đội Libya đã xâm phạm lãnh thổ Chad. Lo sợ cho tính mạng các cố vấn quân sự Israel, tôi đã tìm cách đưa họ trở về quê an toàn, Tham mưu trưởng Moshe Levy đã đưa các cố vấn hồi hương. Chiến tranh kết thúc, quân đội Libya rút lui. Tôi được đề nghị nối lại quan hệ với Chad. Song mãi 3 thập kỷ sau, đến năm 2019, bang giao quan hệ giữa Israel với Chad mới được nối lại.
Bên cạnh đó việc Israel đặt quan hệ với đảo quốc Mauritania (Châu Phi) cũng đã mở ra dưới thời của ông Levanon. Về việc đặt quan hệ ngoại giao giữa Israel với Indonesia, ông Levanon kể: “Khi tôi được yêu cầu sắp xếp một họp giữa Ngoại trưởng Indonesia và Ngoại trưởng Israel, cuộc họp cần được giữ bí mật. Ngoại trưởng Indonesia giải thích rằng miễn mọi vấn đề với người Palestine được giải quyết ổn thỏa thì khi đó mới bàn đến chuyện kết nối thân giao với Israel”. Thế là cuộc họp bị bỏ lỡ cho đến nay. Với nước láng giềng Lebanon, cho đến nay vẫn giữ nguyên sự thù địch với Israel, đó là sự thật cay đắng khiến ông Levanon vẫn buồn.
Nguồn ANTG: https://antg.cand.com.vn/ho-so-mat/itzhak-levanon-va-than-phan-dac-biet-i727514/