Khi Mỹ bắt đầu điều chỉnh lại chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sau khi rút khỏi chiến trường Afghanistan, nhiệm vụ của Hải quân Mỹ sẽ nặng hơn, khi họ sẽ đối phó nhiều hơn với Hải quân Trung Quốc trên chiến trường mới này.
Loại tiêm kích hạm chủ lực của Hải quân Mỹ hiện nay là F/A-18E/F Super Hornet rất hiện đại và đáng tin cậy. Mặc dù là thiết kế cũ, nhưng F/A-18E/F có thể giành lợi thế cạnh tranh trên bầu trời của các vùng biển tranh chấp; kể cả với những chiếc tiêm kích hạm Shenyang J-15 mới hơn của Trung Quốc, nhưng chưa được thực chiến.
Chiến đấu cơ F/A-18E/F gia nhập biên chế Hải quân Mỹ năm 1999, trong khi J-15 chỉ đi vào hoạt động năm 2013. Đặc điểm chung của hai máy bay như sau: F/A-18E/F dài 18,31 mét, cao 4,88 mét, trọng lượng cất cánh tối đa 29.937 kg, tốc độ tối đa 1.915 km/h, bán kính chiến đấu là 722 km, tầm bay 3.330 km; trần bay 15.000 mét.
Trong khi đó, tiêm kích hạm J-15 dài 21,9 m, cao 5,92 m, trọng lượng cất cánh tối đa 3.300 kg, tốc độ tối đa 2.409 km / h, bán kính chiến đấu 1.500 km, tầm bay 3.500 km và trần bay 20.000 mét.
F/A-18E/F sử dụng hai động cơ phản lực cánh quạt F414-GE-400 do General Electric sản xuất; lực đẩy của một động cơ là 98 kN. J-15 sử dụng hai động cơ phản lực cánh quạt WS-10 để cung cấp sức mạnh, lực đẩy một động cơ lên tới 132 kN.
Về vũ khí, F/A-18E/F được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 và tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 với tầm bắn 160 km. J-15 được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn PL-10, cũng như tên lửa tầm trung PL-12 với tầm bắn 100 km và tên lửa tầm xa PL-15 với tầm bắn 250 km.
Cả hai loại tiêm kích hạm của Mỹ và Trung Quốc đều được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, bao gồm radar mảng pha chủ động, hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại, và máy thu cảnh báo radar.
Mặc dù khả năng xảy ra cận chiến trực diện giữa hai tàu sân bay Mỹ và Trung Quốc trên vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng việc đánh giá khả năng tác chiến của hai máy bay chiến đấu này còn nhiều mâu thuẫn và chưa có câu trả lời thống nhất.
Nhưng tất cả các ý kiến đánh giá đều nhất trí khi cho rằng, F/A-18E/F là loại máy bay chiến đấu đã được thử nghiệm cả trong chiến đấu và trên các đại dương trên toàn thế giới; nhưng hiệu suất cụ thể của J-15 thì hiện vẫn còn là một ẩn số.
Có những điểm tương đồng nổi bật giữa J-15 và mẫu tiêm kích hạm Su-33 của Nga (do Trung Quốc sao chép từ nguyên mẫu thử nghiệm Su-33 mua của Ukraine), khiến người ta suy đoán rằng, khả năng chiến đấu của hai mẫu máy bay này có thể rất giống nhau.
Tuy nhiên, chuyên gia hàng không Amit Mukherjee của Ấn Độ lại không nghĩ vậy, ông cho rằng J-15 hơn hẳn F/A-18E/F về thiết kế khí động học, nhưng F/A-18E/F về hệ thống điện tử hàng không và vũ khí có thể tốt hơn.
Do đó, F/A-18E/F có thể giành chiến thắng trong các tình huống không chiến ngoài tầm nhìn; nhưng trong không chiến tầm gần, J-15 có lợi thế rõ ràng và có thể bắn hạ F/A-18E/F hoặc thậm chí F-35 khá nhanh.
Tuy nhiên, J-15 phải cất cánh từ tàu sân bay của Trung Quốc vẫn không có máy phóng, nên không thể nạp đầy đủ nhiên liệu, vũ khí; trong khi đó F/A-18E/F sử dụng phương thức cất cánh bằng máy phóng, có thể mang đủ nhiên liệu và vũ khí. Quan điểm này của Mukherjee được coi là hợp lý.
Cũng có một số ý kiến cho rằng, J-15 có ưu thế rõ ràng hơn F/A-18E/F trong không chiến, khi hiệu suất của J-15 nhìn “hoành tráng” hơn. Nhưng đó chỉ là khi J-15 cất cánh từ các sân bay trên bộ, nơi có các đường băng cất cánh dài.
Timothy Heath, nhà nghiên cứu cấp cao của RAND Corporation cho rằng, do tàu sân bay Trung Quốc không có máy phóng máy bay, nên J-15 không thể cạnh tranh với F/A-18-E/F trên các đại dương.
Trung Quốc hiện có hai tàu sân bay đang hoạt động, mỗi tàu sân bay được trang bị khoảng 20-30 chiếc J-15. Mặc dù một số nhà phân tích cho rằng, J-15 được phát triển dựa trên nguyên mẫu Su-33, nhưng vẫn có những vấn đề về độ tin cậy của nó.
Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng, J-15 có trọng lượng cất cánh lớn hơn, có thể mang theo nhiều nhiên liệu và vũ khí hơn, nên có thể mang lại lợi thế cho máy bay trong không chiến. Tuy nhiên, một trong những vấn đề nan giải nhất là tàu sân bay Trung Quốc không có máy phóng, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trọng lượng cất cánh của J-15.
Sharman, một sĩ quan đã nghỉ hưu của Hải quân Ấn Độ cho biết, hai máy bay chiến đấu gần như không thể so sánh được, vì chúng hoàn toàn khác nhau như “phấn và vôi”. F/A-18 E/F là tiêm kích hạm chính của Hải quân Mỹ, đã được khẳng định; còn khả năng của J-15 vẫn chưa được công nhận và chỉ thấy ở dạng tuyên truyền.
Có thể hải quân Trung Quốc và Mỹ sẽ đụng độ nhau trên chiến trường Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhưng cuộc đối đầu trực tiếp giữa tàu sân bay Trung Quốc và Mỹ vẫn rất khó đoán định; nhưng có thể không xa nữa; sẽ có những màn đụng độ so kè trên không giữa hai loại tiêm kích hạm này ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh tiêm kích hạm J-15 của Không quân Trung Quốc. Nguồn: CCTV.
Tiến Minh