Joseph Mengele - Bác sỹ 'thần chết' khét tiếng (phần 2)
Với tất cả những tội ác mà Joseph Mengele đã gây ra, y được mệnh danh là tay 'bác sĩ thần chết', 'ác quỷ trong hình người' hay 'biểu tượng của quỷ dữ'. Sau chiến tranh thế giới thứ II, Joseph Mengele nằm trong danh sách của những tội phạm tàn ác cần truy nã. Gần đây, cuốn nhật ký và những bức thư của Joseph Mengele được Cục Lưu trữ của cảnh sát ở Sao Paulo, Brazil công khai.
Đứa con trai duy nhất và ám ảnh tội lỗi
Điều quan trọng là những cuốn nhật ký và những lá thư đó được cung cấp bởi chính con trai của Joseph Mengele. Rolf Mengele đã phá vỡ nhiều năm im lặng của gia đình để nói về một góc khác trong cuộc sống của Joseph Mengele trong những năm trốn chạy tội ác của mình.
Rolf Mengele là con trai duy nhất của Joseph Mengele với người vợ đầu tiên là Irene Schonbein. Hai người lấy nhau vào năm 1939 và Rolf Mengele sinh ra vào ngày 11-3-1941. 5 năm sau khi Mengele di cư đến Buenos Aires năm 1949, người vợ Irene quyết định li dị với Joseph Mengele.
Rolf Mengele Rofl nói rằng mẹ ông là một con người truyền thống. Bà không biết về những điều mà Mengele đã làm trong chiến tranh. Bà luôn tin là chồng mình đi điều trị cho những tù nhân bị thương hàn và sốt phát ban ở trại tập trung Auschwitz nhưng bà không thể theo Joseph
Mengele đến sinh sống ở nơi đó. Vì thế mà họ đã quyết định li hôn. Từ khi còn là một đứa trẻ 3, 4 tuổi, Rofl đã không còn nhìn thấy mặt cha.
Rolf nói ông không bao giờ biết về việc bố mẹ mình ly dị. Rolf Mengele cho biết ông đã gặp cha của mình chỉ có hai lần trong một kỳ nghỉ trượt tuyết tại Thụy Sĩ vào năm 1956, khi ông được 12 tuổi và 21 năm sau đó trong chuyến thăm hai tuần tới Sao Paulo. Tuy nhiên, người đàn ông mà Rolf đã gặp ở Thụy Sĩ, được giới thiệu với Rolf như một người chú tên là Helmut Gregor.
Trong buổi sáng, Rolf và người anh em họ của mình trèo lên giường với người chú, và người chú đó kể cho họ những câu chuyện về cuộc chiến trên mặt trận Nga. Lần đầu tiên trong cuộc sống của mình Rolf được cưng nựng và được phép gọi món ăn trong một nhà hàng như một người lớn, được nói với người phục vụ những gì mình muốn.
Đó là kỳ nghỉ mùa đông tuyệt vời nhất mà Rolf từng có. Và “người chú” mà anh được gặp trong thời gian đó, sau này Rolf mới biết đó chính là cha mình, Joseph Mengele.
Nhiều năm về sau đó, người “chú” của Rofl thường xuyên gửi thư về cho cậu, khi thì ở Achentina, khi thì từ Paragoay hay Brazin. Những cái tên mỗi lúc cũng khác nhau. Những bức thư và nhật ký của Joseph Mengele tiết lộ nhiều chi tiết mới về cuộc sống lưu vong của kẻ mệnh danh là “thần chết” tại trại tập trung Auschwitz. Đầu tiên y trốn đến một nông trang gần quê hương Gunzburg.
Nhưng sau đó thấy rằng không thể an toàn, Mengele lại di cư sang Nam Mỹ, y chuyển đến Achentina năm 1949, Paragoay năm 1959 và cuối cùng là Braxin. Ngày 07-2-1979, Mengele chết trên bãi biển tại Bertioga, Embu, Braxin, do bị một cơn đột quỵ trong khi bơi lội trên biển.
Y đã trốn chạy suốt 30 năm trời dưới những tên giả như Fritz Fischer, Walter Hasek, Tiến sĩ Helmut Gregor, Jose Aspiazi, Friedrich Edler von Breitenbach, Tiến sĩ Henrique Wollmann và cuối cùng là Wolfgang Gerhard. Trên bia mộ của Mengele ở Embu das Artes được ghi tên "Wolfgang Gerhard".
Trong lúc các cơ quan điều tra còn đang nghi ngờ về tính xác thực của ngôi mộ của Joseph Mengele, chính Rolf Mengele là người đã đứng ra để xác nhận đó chính là mộ của cha mình, bằng cách thử ADN.
Hồ sơ của Bác sỹ tử thần được công bố
Khi quyết định công bố những tài liệu của cha mình cũng như lên tiếng về cái chết của cha, Rolf đã là một luật sư 41 tuổi, sống ở một thành phố thuộc phía Nam nước Đức. Rolf Mengele đã làm việc này trong một nỗ lực muốn thay đổi một phần câu chuyện của cha mình để đỡ cắn rứt lương tâm và để dư luận thấy được một phần tốt nào đó trong con người của Joseph Mengele.
Những tài liệu cho thấy tính cách tư sản ngược đời của Mengele, về khả năng kìm chế của hắn, về sự mâu thuẫn khó hiểu giữa con đường đến với khoa học nhưng đầy thú tính và sự yếu đuối của hắn trước vẻ đẹp của nghệ thuật. Tuy nhiên, các tài liệu đều khẳng định sự tàn bạo của Mengele tại trại tập trung Auschwitz.
Rofl giải thích lí do vì sao ông ta đã im lặng suốt hàng bao thế kỉ, bởi vì những vết thương mà ông và gia đình phải chịu đựng trước những phán xét đối với tội ác của cha mình. Một phần, Rolf nói rằng ông muốn bảo vệ cho những người đã giúp đỡ cha mình trong quá trình Mengele trốn chạy.
Nếu những tài liệu được công bố sớm, họ có thể bị đưa ra truy tố, đó không phải là cách mà Rolf muốn trả ơn cho những người đã giúp Joseph Mengele. Việc Rolf lên tiếng giống như một cách chuộc lỗi cho cha, và trong một nỗ lực để xóa bỏ sự kỳ thị đối với vết nhơ của gia đình mà Mengele đã gây ra. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định rằng, đối với ông, Mengele không có một tội lỗi nào cả, vì dù thế nào đi chăng nữa Mengele cũng là bố ông.