Kênh đào Panama kêu cứu
Kể từ khi mở cửa trở lại vào năm 1914, kênh đào Panama đã hỗ trợ cho dòng chảy thương mại hàng hóa bất tận trên toàn cầu. Năm 1916, 800 tàu hàng đã đi một chặng hải hành tắt từ 8 đến 10 tiếng đồng hồ giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Năm 2018, khoảng 15.000 tàu hàng thực hiện chuyến hải hành này, tính trung bình mỗi ngày kênh đào đón 40 tàu.
Nhưng kênh đào Panama hiện đang gặp sự cố, mực nước ngày một thấp đi. Ông Ricaurte Vásquez, quản trị viên của kênh đào Panama, phát biểu tại một cuộc họp báo: “Trong lịch sử, 2 tháng 10 và 11 là mưa nhiều nhất trong năm. Nhưng năm 2018, lượng mưa tại vùng lòng chảo kênh đào Panama chỉ đạt 34% và 27% xuống mức trung bình lịch sử tương ứng 2 tháng 10 và 11. Cùng lúc đó, nhiệt độ tăng đã làm bốc hơi 10% nước trong các bể chứa là nguồn cung nước cho kênh đào”.
Nước bốc hơi đã gây khó khăn cho hệ thống các tuyến giao thông thủy, đáng lo nhất là bể chứa Gatún nằm gần đó giờ đây có lượng nước quá thấp để chống chọi với mùa khô.
Bể chứa Gatún với độ sâu 25,6m, giảm 10% lượng nước cần thiết để hoạt động kênh đào Panama mà không bị hạn chế vào mùa khô, giới chức kênh đào Panama giải thích. Năm ngoái 2019, lượng nước trong kênh đào xuống mức thấp đến nỗi giới chức quản lý phải đặt ra giới hạn lượng hàng hóa mà tàu bè có thể chở đi qua. Bất kỳ hàng hóa cồng kềnh nào cũng buộc phải giảm tải và được di chuyển bằng các phương tiện khác trên đất liền.
Còn ông Gustavo Cárdenas, một nhà địa lý Panaman, người đang nghiên cứu về các tác động của biến đổi khí hậu đối với nguồn nước ở Prague thì nhận định: Trung Mỹ là một trong những khu vực tiếp xúc mạnh nhất với biến đổi khí hậu toàn cầu, và Panama không hề ngoại lệ. Những phần khác trên đất nước Panama chẳng hạn như quần đảo San Blas hiện đang bị đe dọa bởi nước biển dâng. Những sự kiện mưa nặng hạt cũng gây ra lụt lội.
Để đối phó với lượng nước thấp, người ta đã đề xuất vài biện pháp mới, chẳng hạn như tạo ra một khoản tiền phí nước ngọt cho mỗi tàu bè đi qua kênh đào. Hoặc giảm số lượng đặt trước cho tàu hàng từ 32 xuống còn 27. Ngoài ra, ông Vásquez cũng nhấn mạnh đến nhu cầu cho một nguồn nước mới để “giảm sự phụ thuộc độc quyền vào lượng mưa”.
Đang có ý tưởng về một hồ nước nhân tạo thứ 3. Kể từ khi Mỹ chuyển giao quyền kiểm soát kênh đào cho chính phủ Panama cách đây 20 năm, nó đã biến thành một cỗ máy kiếm tiền khổng lồ cho đất nước, phần lớn nền kinh tế Panama lệ thuộc vào kênh đào. Nhưng ngay cả khi nếu xây dựng mới một bể chứa nước thì Panama và con kênh đào vẫn không thoát khỏi các tác động đang tăng lên của biến đổi khí hậu trong các thập kỷ sắp tới.
Nguồn ANTG: http://antg.cand.com.vn/kinh-te-van-hoa-the-thao/kenh-dao-panama-keu-cuu-580175/