Khách sạn phố cổ giảm giá phòng kịch sàn, ồ ạt rao bán

Sau nhiều tháng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hàng loạt khách sạn vừa và nhỏ tại khu vực phố cổ Hà Nội rơi vào cảnh tạm dừng hoạt động, thậm chí phải rao thanh lý bởi không thể cầm cự.

Đang trên đà hồi phục với tín hiệu khá lạc quan sau nhiều tháng "đóng băng" vì dịch bệnh Covid-19 thì ngành du lịch lại gặp vô vàn khó khăn khi đợt dịch lần hai bùng phát trong cộng đồng. Tâm lý e ngại đã khiến rất nhiều khách du lịch hủy tour không chỉ đến khu vực có dịch mà ngay cả khu vực chưa có dịch.

Ngành du lịch lại gặp vô vàn khó khăn khi đợt dịch lần hai bùng phát trong cộng đồng.

Ngành du lịch lại gặp vô vàn khó khăn khi đợt dịch lần hai bùng phát trong cộng đồng.

Tại hội nghị trực tuyến "Tháo gỡ khó khăn cho ngành Du lịch", Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh chia sẻ, khi dịch Covid-19 quay trở lại, các doanh nghiệp du lịch một lần nữa đứng trước nhiều thách thức.

Chỉ trong thời gian từ cuối tháng 7 đến tháng 8/2020, lượng khách hủy tour lên đến 95% -100%, đây là hai tháng cao điểm du lịch nội địa. Các hãng hàng không, doanh nghiệp khách sạn, nhà đầu tư dịch vụ du lịch vừa trải qua giai đoạn khó khăn, có cơ hội khôi phục một phần dịch vụ lại tiếp tục đối mặt với khó khăn mới.

Tại Hà Nội, dễ dàng nhận thấy sự ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 khi hàng loạt cơ sở lưu trú phải tạm dừng hoạt động vì không có khách. Đặc biệt tại khu phố cổ Hà Nội, nơi tập trung nhiều loại hình cơ sở lưu trú, từ homestay, khách sạn nhỏ đến khách sạn 3,4 sao… hoạt động kinh doanh hết sức khó khăn.

Hoạt động kinh doanh khách sạn, cơ sở lưu trú hết sức khó khăn.

Hoạt động kinh doanh khách sạn, cơ sở lưu trú hết sức khó khăn.

Dọc các con phố tập trung nhiều khách sạn Gia Ngư, Hàng Bè, Lò Sũ, Mã Mây… không khó để bắt gặp những tấm biển đề giá phòng cho thuê giảm đến 70%, từ 200.000 đồng/người/đêm tại các khách sạn nhỏ còn đang hoạt động cầm chừng.

Dù không có nguồn thu, song các khách sạn vẫn phải chi trả một loạt chi phí như tiền thuê nhà, tiền bảo trì, bảo dưỡng khách sạn, tiền điện, nước, tiền bảo hiểm,...

Do vậy có những chuỗi khách sạn từng hoạt động nhiều năm cũng phải ngậm ngùi đóng cửa vì kinh doanh "bết bát". Nhiều trong số đó đang được chủ nhân dọn dẹp, phủ bạt để chờ thanh lý hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh.

Nhiều khách sạn có quy mô vừa và nhỏ phải tạm dừng hoạt động.

Nhiều khách sạn có quy mô vừa và nhỏ phải tạm dừng hoạt động.

Theo một chủ khách sạn trên phố Mã Mây (Hoàn Kiếm), do việc làm ăn không thuận lợi nên nhiều nơi đã buộc phải thu nhỏ quy mô hoạt động. Trước khi xảy ra dịch bệnh, trung bình mỗi tháng khách sạn có thể thu về hàng trăm triệu đồng nhưng nay không thể gánh nổi chi phí.

"Nhiều chuỗi khách sạn đã phải sang nhượng, thanh lý vì không trụ được. Các mức giá đưa ra hiện nay là là vài chục tỷ đến trăm tỷ tùy thuộc vào vị trí, cơ sở vật chất, có thương lượng và hỗ trợ giảm giá nhưng số người hỏi mua chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Trong thời buổi khó khăn nhiều người còn chần chừ chưa dám bỏ nhiều tiền để kinh doanh khách sạn, cũng không ai biết tình trạng này sẽ kéo dài đến bao giờ", chủ khách sạn này cho hay.

Nhiều chuỗi khách sạn đã phải sang nhượng, thanh lý vì không trụ được.

Nhiều chuỗi khách sạn đã phải sang nhượng, thanh lý vì không trụ được.

Trước những khó khăn của doanh nghiệp, cơ sở lưu trú và các đơn vị lữ hành... ông Nguyễn Trùng Khánh cho biết, Tổng cục Du lịch tiếp tục trình Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề xuất Chính phủ có những chính sách cụ thể cho các doanh nghiệp hoạt động du lịch, như tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch được vay vốn với lãi suất ưu đãi để hoàn, hủy tour cho khách và trả lương cho người lao động; giảm giá điện bán lẻ, thuế, tiền thuê đất… đến hết năm 2020 thay vì đến tháng 7/2020.

L.Hằng - P.Ngân

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/kha-ch-sa-n-pho-co-giam-gia-pho-ng-kich-san-o-at-rao-ban-112053.html