Khai quật ngôi mộ trải vàng ở vùng Tân Cương, đội khảo cổ ngỡ ngàng khi thấy thi hài chủ mộ: Thủng một lỗ giữa sọ!
Chủ nhân ngôi mộ đã được an táng từ hơn 2000 năm trước, tại sao trên sọ bà lại có một vết thương giống như trúng đạn.
"Ngôi mộ vàng" ở Tân Cương
Tại giao lộ của Ngải Duy Nhĩ Câu và A Lạp Câu ở Tân Cương, Trung Quốc có một thị trấn nhỏ tên là "Ngư Nhĩ Câu". Đây là một trong những khu vực có địa thế thấp nhất trên sườn núi Thiên Sơn và là trọng điểm phía bắc và nam của con đường tơ lụa cổ đại.
Những người du mục cổ đại chủ yếu hoạt động tại đây, vì vậy rất nhiều tàn tích lịch sử và lăng mộ được lưu giữ tại mảnh đất nắng gió cồn cát này.
Năm 1976, do việc xây dựng tuyến đường sắt Ngư Nhĩ Câu cần vật liệu nên các công nhân đã thu gom đá tại khu vực này và phát hiện tổng cộng 85 ngôi mộ từ thời Xuân Thu đến nhà Tần và nhà Hán đã được khai quật. Tuy nhiên, những di vật văn hóa được khai quật từ những ngôi mộ cổ này hầu hết đều là đồ thô sơ và không có gì nổi bật, chỉ là đồ gốm màu, đồ gỗ và những mảnh đồng nhỏ.
Ban đầu các chuyên gia khảo cổ học có phần thất vọng vì chút thu hoạch ít ỏi này nhưng một ngôi mộ cổ đã thu hút sự chú ý của họ. Bởi trong này không chỉ tìm thấy được hơn 200 hiện vật bằng vàng mà còn có một thi thể phụ nữ đầy bí ẩn.
Theo các chuyên gia, phía trên của ngôi mộ này được bịt kín bằng đá, ở giữa phủ một lớp cát dày, bên dưới là một tầng đá cuội và cuối cùng mới là mộ thất.
Toàn bộ ngôi mộ dài khoảng 6,56 mét, rộng 4,22 mét và sâu 7,1 mét. Tổng cộng có 8 tấm kim bài bằng vàng khắc hình con hổ, 4 chiếc đai lưng vàng hình con hổ, một tấm kim bài hình sư tử và các sản phẩm bằng vàng khác đã được khai quật từ lăng mộ.
Điều khiến các chuyên gia ngạc nhiên nhất chính là tấm kim bài hình sư tử với kích thước khổng lồ lên đến gần một tấn. Ngoài ra, đoàn khảo cổ còn phát hiện sản phẩm sơn mài đầu tiên của khu vực Trung Nguyên (Trung Quốc bây giờ) trong mộ thất.
Bởi căn cứ vào kết quả giám định bằng carbon 14, thời điểm chủ nhân ngôi mộ được chôn cất là khoảng 2345 đến 2135 năm trước. Vì vậy việc phát hiện ra đồ sơn mài này có ý nghĩa rất lớn. Vậy chủ nhân ngôi mộ bí ẩn này là ai? Tại sao lại có nhiều đồ tùy táng bằng vàng trong lăng mộ của cô ấy đến vậy?
Danh tính vủa nữ chủ nhân ngôi mộ
Sau khi mở quan tài, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một bộ xương người. Theo kiểm tra, bộ xương này là phụ nữ và qua đời vào khoảng năm 30 tuổi. Điều khiến các chuyên gia bất ngờ nhất trên sọ của xác ướp này có một lỗ thủng, giống như ai đó đã bắt một viên đạn xuyên qua hộp sọ của bà.
Sau một thời gian dài nghiên cứu, các chuyên gia mới có thể hóa giải lý do xuất hiện lỗ thủng này. Thì ra đây là phương pháp phẫu thuật "mở hộp sọ" cực kỳ phổ biến đối với những người du mục Trung Quốc cổ đại.
Một khi ai đó bị bệnh ở đầu, họ sẽ khoan một lỗ trên đầu để giảm bớt cảm giác đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, rủi ro của loại phẫu thuật này rất cao, nếu không cẩn thận sẽ khiến bệnh nhân tử vong.
Theo các chuyên gia, nữ chủ nhân ngôi mộ nhiều khả năng là con gái hoặc vương phi của tộc trưởng bộ lạc Saka cách đây hơn 2.000 năm.
Bởi từ hơn 3000 năm trước, bộ tộc Saka đã sinh sống và hoạt động mạnh mẽ ở khu vực dãy núi Pamir, Thiên Sơn và hầu hết phần phía bắc của Tân Cương. Họ sống chủ yếu dựa vào nước và cỏ cây, chính thức bước vào xã hội có giai cấp vào cuối thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, và bắt đầu thiết lập nhà nước.
Trong "Hán Thư", tộc người Saka được nhắc đến với một vai trò quan trọng ở khu vực Tân Cương. Dân tộc này vô cùng tôn sùng vàng nên đồ tùy táng trong lăng mộ của họ hầu hết cũng đều là vàng. Còn nữ chủ nhân lăng mộ này có thể có thân phận và vị trí không hề tầm thường trong bộ tộc. Vì khi qua đời mới ngoài 30 tuổi nên các chuyên gia phỏng đoán cô là con gái hoặc vương phi của tộc trưởng bộ lạc Saka.
Tuy nhiên vẫn chưa có một bằng chứng hay kết luận chắc chắn nào về danh tính của nữ chủ nhân thần bí trong "ngôi mộ vàng" này.