Khám nghiệm di hài Bao Công, sự thật sững sờ dần hé lộ

Bao Công là vị quan nổi tiếng dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông. Ông qua đời năm 1062 để lại nhiều bí ẩn gây tò mò. Những bí ẩn này được làm sáng tỏ khi các nhà khảo cổ tìm thấy mộ chứa di hài Bao Công.

 Bao Công (999 - 1062), tên thật Bao Chửng, chữ là Hi Nhân, còn được gọi là Bao Thanh Thiên, quê gốc ở Lư Châu, Hợp Phì, Trung Quốc. Ông làm quan dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông.

Bao Công (999 - 1062), tên thật Bao Chửng, chữ là Hi Nhân, còn được gọi là Bao Thanh Thiên, quê gốc ở Lư Châu, Hợp Phì, Trung Quốc. Ông làm quan dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông.

Là vị quan chính trực, liêm minh, không sợ quyền thế, Bao Công xét xử các vụ án, đưa ra phán quyết đúng người, đúng tội, không bao che cho bất cứ ai dù người đó là đại thần, vương tôn quý tộc.

Là vị quan chính trực, liêm minh, không sợ quyền thế, Bao Công xét xử các vụ án, đưa ra phán quyết đúng người, đúng tội, không bao che cho bất cứ ai dù người đó là đại thần, vương tôn quý tộc.

Theo sử sách, Bao Công qua đời ở tuổi 64 khi đang giữ chức Khu mật phó sứ. Ông đột ngột qua đời sau 13 ngày đổ bệnh. Dù được nhà vua ban cho thuốc tốt nhưng sức khỏe của vị quan này không có chuyển biến tốt. Cuối cùng, Bao Công qua đời.

Theo sử sách, Bao Công qua đời ở tuổi 64 khi đang giữ chức Khu mật phó sứ. Ông đột ngột qua đời sau 13 ngày đổ bệnh. Dù được nhà vua ban cho thuốc tốt nhưng sức khỏe của vị quan này không có chuyển biến tốt. Cuối cùng, Bao Công qua đời.

Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu, ban thụy hiệu cho Bao Công là "Hiếu Túc". Sau khi hoàn thành các nghi lễ, thi hài Bao Chửng được an táng tại Lư Châu.

Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu, ban thụy hiệu cho Bao Công là "Hiếu Túc". Sau khi hoàn thành các nghi lễ, thi hài Bao Chửng được an táng tại Lư Châu.

Sau khi Bao Công qua đời, một số truyền thuyết về vị quan này được lưu truyền rộng rãi trong dân chúng. Trong số này có giai thoại về việc vào ngày đưa tang Bao Công, 21 quan tài giống nhau đưa ra từ 3 cửa thành Lư Châu. Gia đình Bao Công làm như vậy vì muốn vị quan này yên giấc ngàn thu mà không bị kẻ thù hay mộ tặc quấy nhiễu.

Sau khi Bao Công qua đời, một số truyền thuyết về vị quan này được lưu truyền rộng rãi trong dân chúng. Trong số này có giai thoại về việc vào ngày đưa tang Bao Công, 21 quan tài giống nhau đưa ra từ 3 cửa thành Lư Châu. Gia đình Bao Công làm như vậy vì muốn vị quan này yên giấc ngàn thu mà không bị kẻ thù hay mộ tặc quấy nhiễu.

Một giả thuyết khác đề cập đến việc Bao Công không chết vì bệnh tật. Thay vào đó, vị quan này bị kẻ thù đầu độc dẫn tới tử vong.

Một giả thuyết khác đề cập đến việc Bao Công không chết vì bệnh tật. Thay vào đó, vị quan này bị kẻ thù đầu độc dẫn tới tử vong.

Sau nhiều thế kỷ, những giả thuyết về cái chết của Bao Công được làm sáng tỏ khi các chuyên gia tìm được mộ của vị quan này ở Đại Hưng Tập.

Sau nhiều thế kỷ, những giả thuyết về cái chết của Bao Công được làm sáng tỏ khi các chuyên gia tìm được mộ của vị quan này ở Đại Hưng Tập.

Bên trong mộ chứa di hài của Bao Công. Các chuyên gia tiến hành kiểm tra, giám định ADN nhằm làm sáng tỏ cái chết của ông. Theo đó, họ phát hiện hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và canxi trong xương Bao Công cao hơn nhiều so với xương của người hiện đại.

Bên trong mộ chứa di hài của Bao Công. Các chuyên gia tiến hành kiểm tra, giám định ADN nhằm làm sáng tỏ cái chết của ông. Theo đó, họ phát hiện hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và canxi trong xương Bao Công cao hơn nhiều so với xương của người hiện đại.

Tuy nhiên, hàm lượng chì và arsen (thạch tín) trong di hài Bao Công lại thấp hơn người thường. Ở Trung Quốc thời phong kiến, độc dược được sử dụng chủ yếu là tì sương (thạch tín) và chu sa (thủy ngân). Hai loại này có độc tính cực mạnh.

Tuy nhiên, hàm lượng chì và arsen (thạch tín) trong di hài Bao Công lại thấp hơn người thường. Ở Trung Quốc thời phong kiến, độc dược được sử dụng chủ yếu là tì sương (thạch tín) và chu sa (thủy ngân). Hai loại này có độc tính cực mạnh.

Với kết quả trên, Tiến sĩ Hồ Hân Dân - Viện trưởng Viện Bảo tàng tỉnh An Huy cho hay giới nghiên cứu loại trừ khả năng Bao Công bị trúng độc cấp tính do bị đầu độc bằng thạch tín. Bao Công thực sự qua đời vì bạo bệnh đúng như sử liệu chính thức viết.

Với kết quả trên, Tiến sĩ Hồ Hân Dân - Viện trưởng Viện Bảo tàng tỉnh An Huy cho hay giới nghiên cứu loại trừ khả năng Bao Công bị trúng độc cấp tính do bị đầu độc bằng thạch tín. Bao Công thực sự qua đời vì bạo bệnh đúng như sử liệu chính thức viết.

Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/kham-nghiem-di-hai-bao-cong-su-that-sung-so-dan-he-lo-1763355.html