Khám phá 36 nền văn minh khác trong dải ngân hà
Các nhà khoa học đã xác định được ít nhất có 36 nền văn minh đang hoạt động trong Hệ ngân hà.
từ lâu được biết đến là duy nhất có sự sống trong vũ trụ rộng lớn, khiến loài người tự đặt ra câu hỏi: Liệu con người có thực sự cô đơn không?
Qua những nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã tính toán được có khoảng 36 nền văn minh đang sống trong dải ngân hà của chúng ta. Tuy nhiên, vì những cách trở về thời gian và khoảng cách, có thể chúng ta sẽ không biết chính xác liệu họ có thực sự tồn tại hay không.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Vật lý Thiên văn. Những tính toán trước đó được dựa theo phương trình Drake, được nhà thiên văn vật lý học Frank Drake phát minh vào năm 1961.
Những tác giả của nghiên cứu ghi rằng: “Drake đã phát triển một phương trình mà nguyên lý của nó có thể tính toán có bao nhiêu nền văn minh Giao tiếp ngoài Trái Đất (CETI). Tuy nhiên, những nguyên lý có nhiều mặt khó nắm bắt và chúng ta cần kết hợp cả những phương pháp khác để tính toán gần đúng số lượng của những nền văn minh này.”
Hình ảnh dải ngân hà được chụp bằng vệ tinh Hubble của NASA (nguồn: NASA)
Vì vậy, những nhà khoa học tại Đại học Nottingham đã phát triển hướng nghiên cứu riêng của họ.
Christopher Conselice, đồng tác giả của nghiên cứu và giáo sư Vật lý tại Đại học Nottingham, cho biết trong một email gửi tới CNN rằng: “Yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt giữa những tính toán của chúng tôi và tính toán cũ sử dụng phương trình Drake đó là chúng tôi lập nên những giả thuyết vô cùng đơn giản về sự vận hành của sự sống. Một trong số chúng đó là sự sống được thiết lập theo một cách khoa học – nếu những điều kiện đủ gặp nhau thì sự sống sẽ xuất hiện. Điều này tránh cho việc phải trả lời những câu hỏi bất khả thi trừ khi chúng ta dò tìm ra được sự sống, điều mà hiện tại chúng ta chưa thể làm được.”
Những nhà khoa học phát minh ra Thuyết Sinh học Copernic để thiết lập được giới hạn mạnh và yếu của sự sống ngoài dải ngân hà. Những phương trình này bao gồm lịch sử hình thành và tuổi của những ngôi sao, hàm lượng kim loại trong những ngôi sao và có khả năng nuôi dưỡng những hành tinh giống với Trái Đất trong những vùng có thể sinh sống nơi sự sống được hình thành.
Vùng có thể sinh sống nằm cách một khoảng cách tương đối so với ngôi sao không quá nóng cũng không quá lạnh, nơi nước và sự sống mà chúng ta biết có khả năng tồn tại trên bề mặt của một hành tinh nào đó.
Ông Tom Westby, đồng tác giả nghiên cứu và trợ lý giáo sư tại Khoa cơ khí Đại học Nottingham, cho biết: “Hai giới hạn thuyết Sinh học Corpenic đề ra đó là sự sống được hình thành dưới hoặc sau khoảng 5 triệu năm – tương tự với nền văn minh Trái Đất được ra đời sau 4,5 triệu năm”. Giới hạn mạnh của thuyết Sinh học Corpenic đó là sự sống được hình thành vào khoảng giữa 4.5 và 5.5 triệu năm giống như trên Trái Đất, còn giới hạn yếu đó là một hành tinh phải mất ít nhất 4 triệu năm để nuôi dưỡng hình thành sự sống, nhưng những nhà nghiên cứu nói sự sống có thể hình thành bất cứ thời điểm nào sau đó.
Ông Conselice cho biết thêm: “Nó được đặt tên là Thuyết Sinh học Corpenic vì thuyết này đưa ra giả thuyết rằng sự tồn tại của chúng ta không hề đặc biệt như chúng ta nghĩ. Có nghĩa là, nếu những điều kiện đủ đã hình thành sự sống trên Trái Đất xuất hiện đâu đó trong dải ngân hà thì sự sống cũng sẽ được phát triển theo cách tương tự.”
Một giả thuyết khách khác đó là những nền văn minh đang chứng minh cho sự tồn tại của họ bằng cách phát tín hiệu. Hiện tại, chúng ta chỉ có thể bắt được tín hiệu truyền từ sóng radio vệ tinh và TV trong một khoảng thời gian ngắn. “Công nghệ” của những nền văn minh ngoài kia ít nhất phải hàng trăm năm tuổi. Hãy cứ tưởng tượng 36 nền văn minh khác cùng phát chung một tín hiệu như vậy khắp Thiên hà.Theo như những tính toán sử dụng giới hạn của thuyết Sinh học Corpenic, các nhà khoa học đã rút ra kết luận có khoảng 36 nền văn minh rải rác khắp hệ Ngân hà của chúng ta. Sự sống trên những hành tinh này có thể được tạo nên giống sự sống trên Trái Đất. Ông Westby cũng cho biết, giả thuyết này cũng cho rằng hàm lượng kim loại của “ngôi sao mẹ” nuôi dưỡng các hành tinh bằng lượng kim loại của Mặt trời.
Những nhà nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên rằng số lượng này rất ít – gần như bằng số không. Ông Conselice nói, “Nó thật đáng kinh ngạc.”
Tuy nhiên, khoảng cách trở thành một trở ngại rất lớn. Nghiên cứu tính toán rằng khoảng cách trung bình giữa những nền văn minh này là khoảng 17.000 năm ánh sáng. Việc phát hiện ra những tín hiệu hay sử dụng công nghệ hiện tại để gửi đi tín hiệu giao tiếp sẽ mất một thời gian vô cùng dài, khiến điều này gần như bất khả thi.
Tuổi thọ của những nền văn minh
Những nhà khoa học viết trong nghiên cứu rằng “Khoảng thời gian tồn tại của một nền văn minh là yếu tố quan trọng trong vấn đề này, và sự sống tồn tại phải kéo dài bên trong hệ Ngân hà để bao bọc những nền văn minh tạm thời này”.
Nếu những nghiên cứu về sự sống này không cho kết quả nào trong khoảng cách 7.000 năm ánh sáng, những nhà nghiên cứu nói rằng điều này có thể có hai ý nghĩa.
Thứ nhất, sự sống của những nền văn minh này ngắn hơn 2000 năm – điều đó có nghĩa là sự sống trên Trái Đất chúng ta sắp gần kết thúc.
Thứ hai, nó cũng giả thuyết rằng sự sống trên Trái Đất là độc nhất và diễn biến theo một tiến trình không giống với những giới hạn của Thuyết Sinh học Corpenic đề ra trong nghiên cứu.
Không phải tất cả những giới hạn và vấn đề được ghi hết trong nghiên cứu, như chuyện những ngôi sao đỏ lùn, những hành tinh giống Trái Đất này có thể tiết ra những phóng xạ khiến “sự sống rất khó khăn để tồn tại” và đây trở thành một vấn đề tiềm tàng. Sao lùn đỏ rất phổ biến trong dải ngân hà và được biết tới là nơi “nuôi dưỡng” những hành tinh lớn bằng cỡ Trái Đất.