Khám phá bất ngờ điều đặc biệt ở Khe Sanh năm 1992

Khe Sanh là nơi diễn ra trận đánh làm thế giới chấn động giữa quân đội Giải phóng và lính Mỹ trên chiến trường Quảng Trị năm 1968. Vào thời điểm năm 1992, địa danh này có gì đặc biệt?

Đường tới Khe Sanh, Quảng Trị năm 1992. Loạt ảnh do nhiếp ảnh gia Đức Hans-Peter Grumpe thực hiện.

Tấm bia ghi nhớ trận Khe Sanh. Chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh còn được gọi là Chiến dịch Đường 9 hay trận Khe Sanh, là một chiến dịch chính yếu trong chiến cục năm 1968 tại Việt Nam.

Trên đường băng sân bay Khe Sanh cũ. Cuộc chiến ở Khe Sanh kéo dài 170 ngày, kết thúc khi lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Khe Sanh và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam hoàn toàn kiểm soát cứ điểm này, đánh dấu sự cáo chung của Hàng rào điện tử McNamara.

Vào thời điểm năm 1992, toàn bộ khu vực Khe Sanh lỗ chỗ miệng hố do những người săn phế liệu chiến tranh đào bới.

Cận cảnh một số hố đào phế liệu.

Các loại đạn vương vãi trên nền đất.

“Một vài ngày trước, hai người thu gom phế liệu đã bị chết bởi vụ nổ lựu đạn”, ông Hans-Peter Grumpe kể.

Một chiếc mũ lưỡi trai cũ nát, trông khá giống với loại mũ lính Mỹ dùng thời chiến tranh Việt Nam.

Những đứa trẻ bóc vỏ măng bên đường để bán cho du khách ở Khe Sanh.

24 năm trước khi những bức ảnh này được chụp, Khe Sanh đã trở thành nơi mà lần đầu tiên, quân đội Mỹ phải rút bỏ một căn cứ quân sự trọng yếu tại nơi này.

Mời quý độc giả xem clip: Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/kham-pha-bat-ngo-dieu-dac-biet-o-khe-sanh-nam-1992-1249716.html