Khám phá đền Bà Chúa Then - Nét kiến trúc độc đáo và lễ hội truyền thống đặc sắc

Với kiến trúc độc đáo, không gian thanh bình và các lễ hội truyền thống đặc sắc, đền Bà Chúa Then là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa dân gian và tín ngưỡng Việt Nam.

Quần thể đền Bà Chúa Then nằm tại thôn Việt Hương, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, cách TP Bắc Giang khoảng 20km về phía Bắc.

Quần thể đền Bà Chúa Then nằm tại thôn Việt Hương, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, cách TP Bắc Giang khoảng 20km về phía Bắc.

Đền Bà Chúa Then được xây dựng dưới thời nhà Hậu Lê chỉ là miếu nhỏ, có một lư hương cổ. Trong đền thờ Tứ Phủ Công đồng và Bà chúa Then - vị thần linh được người dân tộc Tày, Nùng tôn kính. "Then" trong tiếng Tày, Nùng có nghĩa là "trời", thể hiện vai trò cầu nối giữa con người và thần linh.

Đền Bà Chúa Then được xây dựng dưới thời nhà Hậu Lê chỉ là miếu nhỏ, có một lư hương cổ. Trong đền thờ Tứ Phủ Công đồng và Bà chúa Then - vị thần linh được người dân tộc Tày, Nùng tôn kính. "Then" trong tiếng Tày, Nùng có nghĩa là "trời", thể hiện vai trò cầu nối giữa con người và thần linh.

Theo ông Bùi Quang Lưu - thủ nhang đền: "Đền Bà Chúa Then được trùng tu vào năm 2016, với tổng thể gồm 10 dãy nhà. Khu đền chia thành hai khu thờ chính: đền Thụy Ứng thờ Nam Thiên Tứ Bất Tử và Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh; khu còn lại thờ các Chúa Sơn Lâm, Sơn Trang và Bà Chúa Then. Ngoài ra, đền còn có khu sắp lễ, tiếp khách và bếp ăn. Kiến trúc mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời Lê và Nguyễn".

Theo ông Bùi Quang Lưu - thủ nhang đền: "Đền Bà Chúa Then được trùng tu vào năm 2016, với tổng thể gồm 10 dãy nhà. Khu đền chia thành hai khu thờ chính: đền Thụy Ứng thờ Nam Thiên Tứ Bất Tử và Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh; khu còn lại thờ các Chúa Sơn Lâm, Sơn Trang và Bà Chúa Then. Ngoài ra, đền còn có khu sắp lễ, tiếp khách và bếp ăn. Kiến trúc mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời Lê và Nguyễn".

Các cánh cửa đền được chạm trổ tỉ mỉ, với nhiều họa tiết, hoa văn cầu kì, công phu bởi những đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong khắp cả nước. Những bức tranh thể hiện cuộc sống sinh hoạt sống động của người dân bản địa.

Các cánh cửa đền được chạm trổ tỉ mỉ, với nhiều họa tiết, hoa văn cầu kì, công phu bởi những đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong khắp cả nước. Những bức tranh thể hiện cuộc sống sinh hoạt sống động của người dân bản địa.

Dọc hiên đền, từng hàng cột gỗ Lim to bằng cả người ôm.

Dọc hiên đền, từng hàng cột gỗ Lim to bằng cả người ôm.

Tại đền còn có rất nhiều bức tượng bằng đá với nhiều kích thước, hình dạng khác nhau.

Tại đền còn có rất nhiều bức tượng bằng đá với nhiều kích thước, hình dạng khác nhau.

Đền lợp ngói hài cổ, với những mái đầu đao cong vút, trên đỉnh là tượng lưỡng long chầu nguyệt.

Đền lợp ngói hài cổ, với những mái đầu đao cong vút, trên đỉnh là tượng lưỡng long chầu nguyệt.

Những góc mái đền vút cong in bóng trên nền trời xanh.

Những góc mái đền vút cong in bóng trên nền trời xanh.

Khuôn viên đền Bà Chúa Then được bố trí nhiều cây xanh, tạo không gian hài hòa, yên bình, thanh tịnh.

Khuôn viên đền Bà Chúa Then được bố trí nhiều cây xanh, tạo không gian hài hòa, yên bình, thanh tịnh.

Tục thờ cúng Chúa Then là loại hình nghệ thuật văn hóa hóa phi vật thể, mang tính dân gian, có sức sống mãnh liệt trong đời sống cộng đồng các dân tộc Nùng, Thái và Tày. Họ coi, việc thờ Chúa Then không chỉ là cầu an lành, may mắn mà còn gắn liền với sinh hoạt tín ngưỡng trong năm.

Tục thờ cúng Chúa Then là loại hình nghệ thuật văn hóa hóa phi vật thể, mang tính dân gian, có sức sống mãnh liệt trong đời sống cộng đồng các dân tộc Nùng, Thái và Tày. Họ coi, việc thờ Chúa Then không chỉ là cầu an lành, may mắn mà còn gắn liền với sinh hoạt tín ngưỡng trong năm.

Tín ngưỡng thờ Chúa Then có ở nhiều nơi tại các tỉnh vùng núi phía Bắc như: Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng…

Tín ngưỡng thờ Chúa Then có ở nhiều nơi tại các tỉnh vùng núi phía Bắc như: Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng…

Tháng 12/2019, tổ chức UNESCO đã chính thức ghi danh di sản “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tháng 12/2019, tổ chức UNESCO đã chính thức ghi danh di sản “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đại diện UBND huyện Lạng Giang cho biết, trong quy hoạch đến năm 2040, Đền Bà Chúa Then được xác định là di tích quan trọng cần đầu tư mở rộng, phát triển thành điểm du lịch tâm linh gắn với không gian sinh thái, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch địa phương.

Đại diện UBND huyện Lạng Giang cho biết, trong quy hoạch đến năm 2040, Đền Bà Chúa Then được xác định là di tích quan trọng cần đầu tư mở rộng, phát triển thành điểm du lịch tâm linh gắn với không gian sinh thái, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch địa phương.

Dự kiến theo đồ án quy hoạch chi tiết, huyện Lạng Giang sẽ phát triển khu dân cư nông thôn kết hợp thương mại, dịch vụ và tín ngưỡng tại xã Hương Sơn. Quy hoạch khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, văn hóa bản địa gắn với đền Bà Chúa Then, đền Cổ Ngựa và cảnh quan sông Thương. Khu vực quy hoạch có diện tích khoảng 19,9 ha.

Dự kiến theo đồ án quy hoạch chi tiết, huyện Lạng Giang sẽ phát triển khu dân cư nông thôn kết hợp thương mại, dịch vụ và tín ngưỡng tại xã Hương Sơn. Quy hoạch khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, văn hóa bản địa gắn với đền Bà Chúa Then, đền Cổ Ngựa và cảnh quan sông Thương. Khu vực quy hoạch có diện tích khoảng 19,9 ha.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, ông Mai Sơn, nhấn mạnh huyện Lạng Giang cần chú trọng công tác tái định cư khi giải phóng mặt bằng. Việc mở rộng quần thể đền Bà Chúa Then phải gắn với nâng cao chất lượng sống cho người dân, đồng thời tuân thủ đầy đủ quy trình, đặc biệt là việc lấy ý kiến cộng đồng, tránh làm vội vàng, đốt cháy giai đoạn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, ông Mai Sơn, nhấn mạnh huyện Lạng Giang cần chú trọng công tác tái định cư khi giải phóng mặt bằng. Việc mở rộng quần thể đền Bà Chúa Then phải gắn với nâng cao chất lượng sống cho người dân, đồng thời tuân thủ đầy đủ quy trình, đặc biệt là việc lấy ý kiến cộng đồng, tránh làm vội vàng, đốt cháy giai đoạn.

Lễ hội đền Bà Chúa Then diễn ra hằng năm từ mùng 9 đến 11 tháng 3 âm lịch, với nhiều nghi lễ truyền thống như rước kiệu thánh, tế lễ, hầu đồng, hát Then, múa, dâng lễ và hóa vàng, thu hút đông đảo người dân và du khách tham dự.

Lễ hội đền Bà Chúa Then diễn ra hằng năm từ mùng 9 đến 11 tháng 3 âm lịch, với nhiều nghi lễ truyền thống như rước kiệu thánh, tế lễ, hầu đồng, hát Then, múa, dâng lễ và hóa vàng, thu hút đông đảo người dân và du khách tham dự.

Nam Hạ

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.vn/kham-pha-den-ba-chua-then-net-kien-truc-doc-dao-va-le-hoi-truyen-thong-dac-sac-192250516092317166.htm