Khám phá dòng sông biểu tượng của thành phố Nha Trang

Từ hơn một thiên niên kỷ trước, người Chăm đã tạo nên một cộng đồng dân cư trù phú ở hai bên bờ sông Cái Nha Trang...

Có chiều dài 84 km, sông Cái còn có tên là sông Phú Lộc, sông Cù, là dòng sông gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Nha Trang.

Có chiều dài 84 km, sông Cái còn có tên là sông Phú Lộc, sông Cù, là dòng sông gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Nha Trang.

Theo một giả thuyết lịch sử, người Chăm xưa gọi sông Cái là Ya Trang, có nghĩa là dòng sông mọc nhiều lau sậy. Từ đó cái tên "Nha Trang" được hình thành do cách phiên âm của người Việt.

Theo một giả thuyết lịch sử, người Chăm xưa gọi sông Cái là Ya Trang, có nghĩa là dòng sông mọc nhiều lau sậy. Từ đó cái tên "Nha Trang" được hình thành do cách phiên âm của người Việt.

Từ hơn một thiên niên kỷ trước, người Chăm đã tạo nên một cộng đồng dân cư trù phú ở hai bên bờ sông Cái. Di tích Chăm nổi tiếng của thành phố Nha Trang là tháp Bà Po Nagar, nằm trên đồi Cù Lao bên bờ Bắc của dòng sông. Khu thờ tự này có lịch sử hình thành từ thế kỷ thứ 7.

Từ hơn một thiên niên kỷ trước, người Chăm đã tạo nên một cộng đồng dân cư trù phú ở hai bên bờ sông Cái. Di tích Chăm nổi tiếng của thành phố Nha Trang là tháp Bà Po Nagar, nằm trên đồi Cù Lao bên bờ Bắc của dòng sông. Khu thờ tự này có lịch sử hình thành từ thế kỷ thứ 7.

Một di tích Chăm khác là Hòn Đá Chữ nằm ở cửa sông, gồm hai cụm đá nằm gần nhau nhô lên giữa mặt nước. Trên Đá Chữ có khắc nhiều ký tự cổ của người Chăm, do bị bào mòn theo thời gian nên không còn đọc được.

Một di tích Chăm khác là Hòn Đá Chữ nằm ở cửa sông, gồm hai cụm đá nằm gần nhau nhô lên giữa mặt nước. Trên Đá Chữ có khắc nhiều ký tự cổ của người Chăm, do bị bào mòn theo thời gian nên không còn đọc được.

Từ thế kỷ 17, người Việt đến định cư ở Nha Trang và bồi đắp thêm cho đời sống văn hóa tâm linh trên dòng sông Cái. Không chỉ Việt hóa việc thờ phụng ở các di tích Chăm cổ, cư dân Việt còn xây thêm miếu Cậu ở mỏm đá gần Hòn Đá Chữ.

Từ thế kỷ 17, người Việt đến định cư ở Nha Trang và bồi đắp thêm cho đời sống văn hóa tâm linh trên dòng sông Cái. Không chỉ Việt hóa việc thờ phụng ở các di tích Chăm cổ, cư dân Việt còn xây thêm miếu Cậu ở mỏm đá gần Hòn Đá Chữ.

Vào cuối thế kỷ 18, dòng sông Cái đã chứng kiến nhiều trận thủy chiến quyết liệt giữa quân khởi nghĩa Tây Sơn và lực lượng của chúa Nguyễn.

Vào cuối thế kỷ 18, dòng sông Cái đã chứng kiến nhiều trận thủy chiến quyết liệt giữa quân khởi nghĩa Tây Sơn và lực lượng của chúa Nguyễn.

Theo thời gian, các khu dân cư của người Việt hình thành ngày một đông đúc ở bờ Nam sông Cái. Đây là cơ sở để người Pháp tiến hành quy hoạch đô thị Nha Trang những thập niên cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Theo thời gian, các khu dân cư của người Việt hình thành ngày một đông đúc ở bờ Nam sông Cái. Đây là cơ sở để người Pháp tiến hành quy hoạch đô thị Nha Trang những thập niên cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, bộ đội ta đã chiếm giữ nhiều làng mạc ở phía Bắc sông Cái. Quân Pháp hàng ngày cho máy bay ném bom, hạm tàu nã pháo vào phòng tuyến ta. Cuộc chiến của bộ đội, tự vệ Nha Trang chống trả quân Pháp diễn ra ác liệt.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, bộ đội ta đã chiếm giữ nhiều làng mạc ở phía Bắc sông Cái. Quân Pháp hàng ngày cho máy bay ném bom, hạm tàu nã pháo vào phòng tuyến ta. Cuộc chiến của bộ đội, tự vệ Nha Trang chống trả quân Pháp diễn ra ác liệt.

Trong kháng chiến chống Mỹ, vùng ngoại vi ở bờ Nam sông Cái là nơi lực lượng giải phóng xây dựng căn cứ để lãnh đạo phong trào cách mạng Nha Trang. Giai đoạn này, dòng sông luôn dậy sóng do hoạt động tuần tiễu của tàu Mỹ. Giữa ta và địch đã có nhiều trận đánh quyết liệt...

Trong kháng chiến chống Mỹ, vùng ngoại vi ở bờ Nam sông Cái là nơi lực lượng giải phóng xây dựng căn cứ để lãnh đạo phong trào cách mạng Nha Trang. Giai đoạn này, dòng sông luôn dậy sóng do hoạt động tuần tiễu của tàu Mỹ. Giữa ta và địch đã có nhiều trận đánh quyết liệt...

Sau khi đất nước hòa bình và thống nhất, sông Cái trở về với dáng vẻ thanh bình đã đi vào thơ ca. Dòng sông này là nguồn sống của hàng nghìn gia đình trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn.

Sau khi đất nước hòa bình và thống nhất, sông Cái trở về với dáng vẻ thanh bình đã đi vào thơ ca. Dòng sông này là nguồn sống của hàng nghìn gia đình trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn.

Từ những năm 2000, sông Cái góp phần định hình một diện mạo cảnh quan đô thị mới cho thành phố Nha Trang. Dòng sông cũng đóng góp những sản phẩm du lịch hấp dẫn, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, như “tour” khám phá sông Cái bằng thuyền, các khu nghỉ dưỡng bên sông...

Từ những năm 2000, sông Cái góp phần định hình một diện mạo cảnh quan đô thị mới cho thành phố Nha Trang. Dòng sông cũng đóng góp những sản phẩm du lịch hấp dẫn, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, như “tour” khám phá sông Cái bằng thuyền, các khu nghỉ dưỡng bên sông...

Với nhiều thế hệ người dân Nha Trang, sông Cái gắn với những kỷ niệm trải dài từ thuở thiếu thời cho đến khi đầu bạc răng long. Biết bao mối tình đã đơm hoa kết trái từ những buổi hẹn hò lãng mạn bên bờ sông hiền hòa.

Với nhiều thế hệ người dân Nha Trang, sông Cái gắn với những kỷ niệm trải dài từ thuở thiếu thời cho đến khi đầu bạc răng long. Biết bao mối tình đã đơm hoa kết trái từ những buổi hẹn hò lãng mạn bên bờ sông hiền hòa.

Với du khách phương xa, khung cảnh cửa sông Cái và cầu Xóm Bóng nhìn từ tháp Po Nagar đã trở thành một hình ảnh ghi dấu trong tâm trí mỗi khi có dịp ghé thăm thành phố biển tuyệt đẹp ở dải đất miền Trung này...

Với du khách phương xa, khung cảnh cửa sông Cái và cầu Xóm Bóng nhìn từ tháp Po Nagar đã trở thành một hình ảnh ghi dấu trong tâm trí mỗi khi có dịp ghé thăm thành phố biển tuyệt đẹp ở dải đất miền Trung này...

Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/kham-pha-dong-song-bieu-tuong-cua-thanh-pho-nha-trang-1626269.html