Khám phá ngôi chùa cổ xưa nhất của Hội An

Minh Hương Phật tự được xây năm 1653, có lịch sử lâu đời hơn hầu hết các công trình khác trong phố cổ Hội An.

 Nằm trên đường Nguyễn Huệ, phường Minh An, thành phố Hội An, Minh Hương Phật tự hay Quân Âm Phật tự là ngôi chùa thờ Phật có lịch sử lâu đời nhất phố cổ Hội An.Có thể bạn quan tâm

Nằm trên đường Nguyễn Huệ, phường Minh An, thành phố Hội An, Minh Hương Phật tự hay Quân Âm Phật tự là ngôi chùa thờ Phật có lịch sử lâu đời nhất phố cổ Hội An.Có thể bạn quan tâm

 Theo hoành phi treo ngay chính điện thì chùa được xây vào năm 1653, giai đoạn hình thành của phố cổ Hội An.

Theo hoành phi treo ngay chính điện thì chùa được xây vào năm 1653, giai đoạn hình thành của phố cổ Hội An.

 Theo lời của các bậc cao niên để lại, ban đầu chùa có tên là chùa Phật, tọa lạc trên đường Minh Hương (đường Phan Châu Trinh ngày nay).

Theo lời của các bậc cao niên để lại, ban đầu chùa có tên là chùa Phật, tọa lạc trên đường Minh Hương (đường Phan Châu Trinh ngày nay).

 Dưới thời thuộc địa, do quy hoạch đô thị, chùa phải di dời về phía sau khuôn viên Chùa Ông (vị trí hiện tại), đổi tên là Minh Hương Phật Tự và cuối cùng lấy tên chùa Quan Âm.

Dưới thời thuộc địa, do quy hoạch đô thị, chùa phải di dời về phía sau khuôn viên Chùa Ông (vị trí hiện tại), đổi tên là Minh Hương Phật Tự và cuối cùng lấy tên chùa Quan Âm.

 Ngày nay, chùa vẫn lưu giữ được những nét kiến trúc đặc sắc, nổi bật là hệ cột và rường, trính đồ sộ.

Ngày nay, chùa vẫn lưu giữ được những nét kiến trúc đặc sắc, nổi bật là hệ cột và rường, trính đồ sộ.

 Các tác phẩm điêu khắc gỗ của Quan Âm Phật tự do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện rất tinh xảo, tiêu biểu cho nghệ thuật chạm khắc gỗ của Hội An.

Các tác phẩm điêu khắc gỗ của Quan Âm Phật tự do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện rất tinh xảo, tiêu biểu cho nghệ thuật chạm khắc gỗ của Hội An.

 Gian giữa chùa thờ Phật.

Gian giữa chùa thờ Phật.

 Hai bên là gian thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và một số chư vị Phật, Bồ Tát khác.

Hai bên là gian thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và một số chư vị Phật, Bồ Tát khác.

 Chính điện chùa còn trưng bày một số cổ vật quý của Hội An.

Chính điện chùa còn trưng bày một số cổ vật quý của Hội An.

 Chùa hiện còn 5 bia đá, trong đó có hai bia “ký gửi”, một của chùa Bà Mụ và một của chùa Quảng An, còn lại là 3 bia ghi công đức đóng góp dựng chùa với ít nhất hai lần trùng tu năm 1904 và năm 1943.

Chùa hiện còn 5 bia đá, trong đó có hai bia “ký gửi”, một của chùa Bà Mụ và một của chùa Quảng An, còn lại là 3 bia ghi công đức đóng góp dựng chùa với ít nhất hai lần trùng tu năm 1904 và năm 1943.

 Vào năm 1991, chùa Quan Âm của Hội An đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.

Vào năm 1991, chùa Quan Âm của Hội An đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.

 Một số hình ảnh khác.

Một số hình ảnh khác.

Theo Quốc Lê/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/kham-pha-ngoi-chua-co-xua-nhat-cua-hoi-an/20190906083534841