Khám phá ngôi điện chỉ còn nền móng được phục hồi thành điểm đến thu hút du khách ở Huế

Từ ngôi điện chỉ còn nền móng, điện Kiến Trung sau 5 năm được đầu tư tu bổ, phục hồi và tôn tạo công phu đã trở thành điểm đến thu hút du khách.

Điện Kiến Trung nằm ở điểm cực Bắc của Tử Cấm thành trong Đại Nội Huế, là một cung điện quan trọng trong hệ thống các cung điện của triều Nguyễn.

Điện Kiến Trung nằm ở điểm cực Bắc của Tử Cấm thành trong Đại Nội Huế, là một cung điện quan trọng trong hệ thống các cung điện của triều Nguyễn.

Sau 5 năm được đầu tư tu bổ, phục hồi và tôn tạo hoàn thành, điện Kiến Trung đã trở thành điểm đến thu hút du khách.

Sau 5 năm được đầu tư tu bổ, phục hồi và tôn tạo hoàn thành, điện Kiến Trung đã trở thành điểm đến thu hút du khách.

Đặc biệt, trong khuôn khổ Festival Huế 2024 được tổ chức bốn mùa, ngôi điện mới được phục hồi này trở thành điểm nhấn của nhiều chương trình nghệ thuật quan trọng tại Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế Huế, được người dân và khu khách đánh giá cao.

Đặc biệt, trong khuôn khổ Festival Huế 2024 được tổ chức bốn mùa, ngôi điện mới được phục hồi này trở thành điểm nhấn của nhiều chương trình nghệ thuật quan trọng tại Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế Huế, được người dân và khu khách đánh giá cao.

Điện Kiến Trung là công trình độc đáo thời nhà Nguyễn, với sự kết hợp giữa kiến trúc Pháp, kiến trúc Phục hưng của Ý và kiến trúc cổ truyền Việt Nam.

Điện Kiến Trung là công trình độc đáo thời nhà Nguyễn, với sự kết hợp giữa kiến trúc Pháp, kiến trúc Phục hưng của Ý và kiến trúc cổ truyền Việt Nam.

Điện Kiến Trung được xây dựng năm 1921 và hoàn thành năm 1923 dưới triều vua Khải Định, Đến năm 1932, vua Bảo Đại cho cải tạo lại nội thất của ngôi điện và lắp đặt thêm nhiều tiện nghi của phương Tây. (Ảnh tư liệu)

Điện Kiến Trung được xây dựng năm 1921 và hoàn thành năm 1923 dưới triều vua Khải Định, Đến năm 1932, vua Bảo Đại cho cải tạo lại nội thất của ngôi điện và lắp đặt thêm nhiều tiện nghi của phương Tây. (Ảnh tư liệu)

Năm 1947, do chiến tranh tàn phá, ngôi điện này đã bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại nền móng. Đến năm 2019, dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung được khởi công với tổng kinh phí hơn 123 tỷ đồng.

Năm 1947, do chiến tranh tàn phá, ngôi điện này đã bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại nền móng. Đến năm 2019, dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung được khởi công với tổng kinh phí hơn 123 tỷ đồng.

Công trình được tu bổ tổng thể tường bao nền, hệ thống lan can, sân khuôn viên gồm Tiền Viên và Hậu Viên, các bậc cấp. Tu bổ phục hồi lầu Kiến Trung (Kiến Trung Lâu) 2 tầng. Các công trình nhỏ xung quanh như: đôn gạch, đài phun nước, súng thần công, nhà canh…

Công trình được tu bổ tổng thể tường bao nền, hệ thống lan can, sân khuôn viên gồm Tiền Viên và Hậu Viên, các bậc cấp. Tu bổ phục hồi lầu Kiến Trung (Kiến Trung Lâu) 2 tầng. Các công trình nhỏ xung quanh như: đôn gạch, đài phun nước, súng thần công, nhà canh…

Sau 5 năm được đầu tư phục hồi, ngôi điện này đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế mở cửa đón du khách tham quan vào dịp tết Nguyên đán 2024.

Sau 5 năm được đầu tư phục hồi, ngôi điện này đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế mở cửa đón du khách tham quan vào dịp tết Nguyên đán 2024.

Điện Kiến Trung có ba cầu thang đắp rồng dẫn lên thềm điện, mặt tiền điện có trang trí những mảnh gốm sứ nhiều màu. Tầng chính ngôi điện trổ 13 cửa hiên, trong đó gian giữa 5 cửa, hai gian bên mỗi gian 3 cửa, hai góc điện mỗi bên hai cửa nữa làm nhô ra hẳn; tầng trên cùng cũng trổ 13 như tầng chính…

Điện Kiến Trung có ba cầu thang đắp rồng dẫn lên thềm điện, mặt tiền điện có trang trí những mảnh gốm sứ nhiều màu. Tầng chính ngôi điện trổ 13 cửa hiên, trong đó gian giữa 5 cửa, hai gian bên mỗi gian 3 cửa, hai góc điện mỗi bên hai cửa nữa làm nhô ra hẳn; tầng trên cùng cũng trổ 13 như tầng chính…

Nội thất và quang cảnh đẹp lộng lẫy bên trong ngôi điện Kiến Trung vừa được phục hồi và đưa vào phục vụ du khách tham quan.

Nội thất và quang cảnh đẹp lộng lẫy bên trong ngôi điện Kiến Trung vừa được phục hồi và đưa vào phục vụ du khách tham quan.

Kiệu vua thời Nguyễn (1802 - 1945) và áo thường phục của vua Khải Định trong điện Kiến Trung.

Kiệu vua thời Nguyễn (1802 - 1945) và áo thường phục của vua Khải Định trong điện Kiến Trung.

Đáng chú ý, cùng với điện Kiến Trung, hiện nay điện Thái Hòa đã mở đón khách tham quan trở lại sau 3 năm trùng tu; công trình tu bổ, phục hồi di tích điện Cần Chánh tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng cũng đã được động thổ. Đây là những công trình quy mô và có vai trò quan trọng bậc nhất trong khu vực Hoàng thành và Tử Cấm thành của Đại Nội Huế.

Đáng chú ý, cùng với điện Kiến Trung, hiện nay điện Thái Hòa đã mở đón khách tham quan trở lại sau 3 năm trùng tu; công trình tu bổ, phục hồi di tích điện Cần Chánh tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng cũng đã được động thổ. Đây là những công trình quy mô và có vai trò quan trọng bậc nhất trong khu vực Hoàng thành và Tử Cấm thành của Đại Nội Huế.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho hay, để tiến hành các thủ tục triển khai các công trình này, tỉnh đã có quá trình nghiên cứu chuẩn bị công phu, bài bản và nhận được sự giúp đỡ to lớn của Trung ương, các tổ chức quốc tế và các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học trong quá trình thu thập tư liệu, hình ảnh, căn cứ pháp lý để triển khai.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho hay, để tiến hành các thủ tục triển khai các công trình này, tỉnh đã có quá trình nghiên cứu chuẩn bị công phu, bài bản và nhận được sự giúp đỡ to lớn của Trung ương, các tổ chức quốc tế và các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học trong quá trình thu thập tư liệu, hình ảnh, căn cứ pháp lý để triển khai.

Bên cạnh đó, Huế từng bước được các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước, đặc biệt là UNESCO đánh giá là địa phương đi đầu về bảo tồn, phát huy giá trị di sản, có khả năng xây dựng thành một trung tâm chuẩn mực về chuyển giao công nghệ bảo tồn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bên cạnh đó, Huế từng bước được các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước, đặc biệt là UNESCO đánh giá là địa phương đi đầu về bảo tồn, phát huy giá trị di sản, có khả năng xây dựng thành một trung tâm chuẩn mực về chuyển giao công nghệ bảo tồn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động của quốc tế và của Chính phủ Việt Nam về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với các giải pháp cụ thể vừa trước mắt, vừa lâu dài để tạo sức sống mới cho di sản, để di sản mãi trường tồn, ngày càng lan tỏa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…

Tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động của quốc tế và của Chính phủ Việt Nam về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với các giải pháp cụ thể vừa trước mắt, vừa lâu dài để tạo sức sống mới cho di sản, để di sản mãi trường tồn, ngày càng lan tỏa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2024, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có sự chuyển biến tích cực, hoạt động du lịch tiếp tục có nhiều khởi sắc, duy trì đà phục hồi tích cực.

Tổng lượt khách du lịch năm 2024 ước đạt khoảng 4 triệu lượt, đạt kế hoạch, tăng 26% so với năm trước; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 8.500 tỷ đồng, bằng 94% kế hoạch và tăng 28%.

Đặc biệt, Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế Huế 2024 có khoảng 101 nghìn lượt khách đến tham quan, trải nghiệm, trong đó có 20% lượt khách quốc tế, doanh thu du lịch trong tuần 159 tỷ đồng.

Duy Lợi

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/kham-pha-ngoi-dien-chi-con-nen-mong-duoc-phuc-hoi-thanh-diem-den-thu-hut-du-khach-o-hue-192241214202503876.htm