Khám phá nơi phát hiện cùng lúc 4 bảo vật quốc gia tại Bạc Liêu
Tỉnh Bạc Liêu có 4 hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia. Điều lý thú là cả 4 đều được khai quật tại Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia tháp cổ Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.
Di tích quốc gia tháp cổ Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Đây là ngôi tháp được xem là cổ nhất ĐBSCL. Di tích này đã được công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia năm 1992.
Tháp cổ Vĩnh Hưng nhìn từ phía trước. Trong những lần khai quật Tháp cổ Vĩnh Hưng đã tìm thấy nhiều hiện vật thuộc văn hóa Óc Eo rất có giá trị nghiên cứu về lịch sử, văn hóa.
Tháp cổ Vĩnh Hưng nhìn từ phía sau.
Bên trong Tháp cổ Vĩnh Hưng.
Tháp Vĩnh Hưng đã được khai quật nhiều lần, trong những lần khai quật đã tìm thấy nhiều hiện vật quý hiếm, trong đó có 4 bảo vật quốc gia.
Những hình ảnh trưng bày tại nhà trưng bày của Di tích Tháp Vĩnh Hưng.
Những di vật tìm được tại Tháp Vĩnh Hưng đã được công nhận bảo vật quốc gia. Cụ thể, 3 hiện vật: Tượng nữ thần Laksmi, thế kỷ VII, chất liệu sa thạch; Đầu tượng Siva và Tượng Sadashiva, cùng thế kỷ XII, chất liệu đồng được công nhận bảo vật quốc gia cuối năm 2015 theo Quyết định 2382 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2020, theo Quyết định số 2283, hiện vật tượng nam thần (thế kỷ XI - XII, chất liệu đồng).
Riêng tượng nam thần được công nhận bảo vật quốc gia vào cuối năm 2020
Quyết định công nhận Di tích quốc gia đối với Tháp Vĩnh Hưng vào năm 1992.
Tháp cổ Vĩnh Hưng đã được tỉnh Bạc Liêu đưa vào điểm du lịch văn hóa của tỉnh. Ông Lê Thanh Tự, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu cho biết: Đơn vị sẽ tiếp tục lựa chọn, lập lý lịch hồ sơ hiện vật, tham mưu cho tỉnh đề nghị Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét công nhận bảo vật quốc gia trong thời gian tới.