Khám phá SCT B41 cải tiến mà Philippines đang mong có

So với RPG-7 (Việt Nam gọi là B41) thời đầu, RPG-7V2 có nhiều cải tiến về khí tài ngắm bắn, cũng như sử dụng các loại đạn chống tăng mới tăng đáng kể khả năng xuyên phá xe tăng hiện đại.

"Quân đội Philippines đang mong đợi chuyến tàu hàng chở các lô súng phóng lựu chống tăng RPG-7V2 do Nga sản xuất sẽ cập cảng trong vài ngày tới", Bộ Quốc phòng Philippines cho hay. Nguồn ảnh: MaxDefense

"Quân đội Philippines đang mong đợi chuyến tàu hàng chở các lô súng phóng lựu chống tăng RPG-7V2 do Nga sản xuất sẽ cập cảng trong vài ngày tới", Bộ Quốc phòng Philippines cho hay. Nguồn ảnh: MaxDefense

Hợp đồng mua số lượng lớn súng chống tăng RPG-7V2 cùng đạn dược đã được ký kết giữa Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana và Tổng Giám đốc Công ty Rosoboronexport - Alexander Mikheev hồi tháng 10/2017 bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 4 tại Clark. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin

Hợp đồng mua số lượng lớn súng chống tăng RPG-7V2 cùng đạn dược đã được ký kết giữa Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana và Tổng Giám đốc Công ty Rosoboronexport - Alexander Mikheev hồi tháng 10/2017 bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 4 tại Clark. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin

Hợp đồng này có tổng trị giá hơn 20 triệu USD phục vụ chương trình hiện đại hóa Lực lượng Vũ trang Philippines. Nguồn ảnh: Zid.ru

Hợp đồng này có tổng trị giá hơn 20 triệu USD phục vụ chương trình hiện đại hóa Lực lượng Vũ trang Philippines. Nguồn ảnh: Zid.ru

Theo Rosoboronexport, RPG-7V2 là súng chống tăng vác vai cá nhân được thiết kế để tiêu diệt các loại xe tăng, pháo tự hành, xe thiết giáp bao gồm cả các phương tiện trang bị giáp phản ứng nổ ERA, bộ binh đối phương... Nguồn ảnh: Wikipedia

Theo Rosoboronexport, RPG-7V2 là súng chống tăng vác vai cá nhân được thiết kế để tiêu diệt các loại xe tăng, pháo tự hành, xe thiết giáp bao gồm cả các phương tiện trang bị giáp phản ứng nổ ERA, bộ binh đối phương... Nguồn ảnh: Wikipedia

RPG-7V2 được tích hợp kính ngắm quang học PGO-7V3, khí tài ngắm UP-7V và các loại đạn thế hệ mới tăng khả năng xuyên thép như đạn nổ mạnh chống tăng PG-7V/VM/VS/VL/VR và sát thương như đạn nhiệt áp TBG-7V và đạn nổ phá mảnh OG-7V. Nguồn ảnh: Wikipedia

RPG-7V2 được tích hợp kính ngắm quang học PGO-7V3, khí tài ngắm UP-7V và các loại đạn thế hệ mới tăng khả năng xuyên thép như đạn nổ mạnh chống tăng PG-7V/VM/VS/VL/VR và sát thương như đạn nhiệt áp TBG-7V và đạn nổ phá mảnh OG-7V. Nguồn ảnh: Wikipedia

Trong đó, đáng chú ý nhất là đạn PG-7VR với hai đầu nổ (dạng tandem) cỡ 105m có khả năng xuyên phá 600mm thép đồng nhất sau giáp phản ứng nổ (ERA) hoặc đến 750mm thép nếu xe tăng không có giáp phản ứng nổ. Loại đạn này đem lại cho RPG-7V2 khả năng đối địch với xe tăng mới nhất phương Tây như M1 Abrams hay Challenger. Nguồn ảnh: Wikipedia

Trong đó, đáng chú ý nhất là đạn PG-7VR với hai đầu nổ (dạng tandem) cỡ 105m có khả năng xuyên phá 600mm thép đồng nhất sau giáp phản ứng nổ (ERA) hoặc đến 750mm thép nếu xe tăng không có giáp phản ứng nổ. Loại đạn này đem lại cho RPG-7V2 khả năng đối địch với xe tăng mới nhất phương Tây như M1 Abrams hay Challenger. Nguồn ảnh: Wikipedia

Các loại đạn nổ mạnh chống tăng PG-7V/VM/VL có sức xuyên từ 200-300mm thép đồng nhất cho phép tiêu diệt các loại xe bọc thép hạng nặng hoặc xe tăng đời cũ. Nguồn ảnh: Wikipedia

Các loại đạn nổ mạnh chống tăng PG-7V/VM/VL có sức xuyên từ 200-300mm thép đồng nhất cho phép tiêu diệt các loại xe bọc thép hạng nặng hoặc xe tăng đời cũ. Nguồn ảnh: Wikipedia

Hiện nay, ngoài Phillippines, ở khu vực Đông Nam Á nói chung, có khá nhiều quốc gia khác cũng sử dụng RPG-7 và thậm chí dùng trong chiến đấu rất thành công như Việt Nam. Chúng ta gọi RPG-7 với cái tên khác là B41 và sử dụng nó rất tuyệt vời trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nhiều chiến công bắn cháy xe tăng Mỹ đã được lập nên bởi khẩu B41. Nói về kinh nghiệm dùng B41/RPG-7 thì Philippines phải xem Việt Nam là “bậc thầy”.

Hiện nay, ngoài Phillippines, ở khu vực Đông Nam Á nói chung, có khá nhiều quốc gia khác cũng sử dụng RPG-7 và thậm chí dùng trong chiến đấu rất thành công như Việt Nam. Chúng ta gọi RPG-7 với cái tên khác là B41 và sử dụng nó rất tuyệt vời trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nhiều chiến công bắn cháy xe tăng Mỹ đã được lập nên bởi khẩu B41. Nói về kinh nghiệm dùng B41/RPG-7 thì Philippines phải xem Việt Nam là “bậc thầy”.

Trước khi có RPG-7, suốt một thời gian dài, Philippines chủ yếu sử dụng hai dòng súng chống tăng M72 LAW (Mỹ) và Armbrust của Đức-Singapore với uy lực tương đối kém. Trong đó, mặc dù M72 LAW ra đời cùng thời B41, nhưng chúng chưa bao giờ được đánh giá cao trong suốt thời gian hoạt động. Nguồn ảnh: Wikipedia

Trước khi có RPG-7, suốt một thời gian dài, Philippines chủ yếu sử dụng hai dòng súng chống tăng M72 LAW (Mỹ) và Armbrust của Đức-Singapore với uy lực tương đối kém. Trong đó, mặc dù M72 LAW ra đời cùng thời B41, nhưng chúng chưa bao giờ được đánh giá cao trong suốt thời gian hoạt động. Nguồn ảnh: Wikipedia

Ưu điểm của M72 LAW chủ yếu là sự gọn nhẹ, và chỉ dùng một lần xong là vứt bỏ ngay. Loại này có tầm bắn hiệu quả từ 165-200m, xuyên thép dày từ 150-300mm tùy phiên bản, hiện không có mẫu đạn nào chống được xe tăng bọc giáp ERA. Nguồn ảnh: Wikipedia

Ưu điểm của M72 LAW chủ yếu là sự gọn nhẹ, và chỉ dùng một lần xong là vứt bỏ ngay. Loại này có tầm bắn hiệu quả từ 165-200m, xuyên thép dày từ 150-300mm tùy phiên bản, hiện không có mẫu đạn nào chống được xe tăng bọc giáp ERA. Nguồn ảnh: Wikipedia

Còn Armburst là súng chống tăng hạng nhẹ do Tây Đức sản xuất, sau Singapore mua lại giấy phép chế tạo trong nước. Nó có tầm bắn hiệu quả khoảng 300m, xuyên thép 300mm. Nguồn ảnh: Wikipedia

Còn Armburst là súng chống tăng hạng nhẹ do Tây Đức sản xuất, sau Singapore mua lại giấy phép chế tạo trong nước. Nó có tầm bắn hiệu quả khoảng 300m, xuyên thép 300mm. Nguồn ảnh: Wikipedia

Video Ukraine bắn thử súng chống tăng RPG-7 và RPG-22. Nguồn: Youtube

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/kham-pha-sct-b41-cai-tien-ma-philippines-dang-mong-co-1252519.html