Khám phá sự thật về con mọt sách, chúng không chỉ ăn sách mà còn ăn tất cả các chất hữu cơ trong nhà bạn

Mọt sách là loài ăn sách, nhưng trên thực tế, thức ăn của chúng còn phong phú hơn thế rất nhiều.

Mọt sách, hay còn gọi là con rận sách luôn được cho là chỉ sống trong những cuốn sách cũ và ăn chúng. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng chúng sẽ không hề ăn giấy mặc dù chúng có thể cắn nát được những cuốn sách cũ. Trên thực tế, loài rận sách này chủ yếu sống nhờ vào các loại nấm mốc. Chúng thích môi trường ẩm ướt, chẳng hạn như sách ẩm, tường ẩm, kệ tủ,...

Ngoài ra, giới khoa học còn công nhận mọt sách là một loài "hóa thạch sống". Chúng ta biết rằng khủng long xuất hiện lần đầu tiên cách đây gần 230 triệu năm, và đã tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm. Còn mọt sách thì sao? chúng đã có mặt trên trái đất gần 300 triệu năm, chứng kiến toàn bộ quá trình sinh sống của khủng long từ khi xuất hiện cho đến khi tuyệt chủng.

Điều đáng ngạc nhiên hơn là những con mọt sách này còn có một cái tên khác mỹ miều hơn đó là bọ bạc, cái tên này có vẻ như không hề liên quan gì đến sách.

Không chỉ vậy, nó còn trông khác với hầu hết các loài côn trùng khác, chúng không hề có cánh, nhưng lại có ba tua ở đuôi. Vì lý do này, bọ bạc từng được phân loại bà Bộ ba đuôi (Thysanura), nhưng trên thực tế, hiện nay chúng được phân loại bào Bộ côn trùng không có cánh (Zygentoma). Có khoảng 250 loài bọ bạc được biết đến trên thế giới, và hơn 20 loài được biết đến ở Trung Quốc. Chúng là loài gây hại phổ biến cho các di tích văn hóa sách trong các thư viện trên thế giới.

Người xưa từ lâu đã chú ý tới loài vật này. Trong những ghi chép cổ đại của Trung Quốc có viết: "Bọ bạc là mọt loài sâu màu trắng bạc sống trong quần áo và sách vở, khi còn non chúng sẽ có màu vàng và dần trở thành màu trắng bạc khi lớn lên".

Một số người có thể tò mò, tại sao người xưa lại đặt tên cho chúng là bọ bạc thay vì mọt sách? Điều này cũng là do thuộc tính rất tham ăn của nó. Bọ bạc không chỉ thích ăn sách mà còn thích ăn tất cả các chất hữu cơ trong nhà bạn. Vì vậy, nếu trong nhà của bạn không có sách thì điều đó không có nghĩa là trong nhà bạn không có con mọt sách, chúng có thể đang ở trong quần áo, khe tủ hay gầm giường của bạn.

Giống như hầu hết mọi người, thứ yêu thích của những con bọ bạc là "đường". Ví dụ, glucan trong keo, hồ dán, gáy sách, ảnh, đường, tóc, đất, hay bông, vải lanh, lụa, và sợi nhân tạo, thậm chí là cả các sản phẩm da, xác côn trùng và da của chính chúng. Đây là lý do tại sao bọ bạc có thể ăn tất cả các chất hữu cơ trong nhà của bạn. Và bọ bạc có thể là một trong những loài động vật nhỏ phổ biến nhất trong gia đình bạn.

Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều phớt lờ sự tồn tại của chúng. Điều này không phải là do chúng ta bất cẩn, mà lý do đến từ việc kích thước của loài này quá nhỏ bé. Ngay cả khi cơ thể đã phát triển đầy đủ và trưởng thành thì độ dài tối đa cũng chỉ khoảng một cm. Ngoài ra, bọ bạc rất sợ nhìn thấy ánh sáng và về cơ bản, chúng luôn trốn trong bóng tối.

Là một thành viên trong gia đình côn trùng, bọ bạc cũng lớn lên qua quá trình lột xác, nhưng quá trình này tương đối nguyên thủy. Ấu trùng của chúng có những đặc điểm cơ bản của con trưởng thành ngay khi chúng mới nở. Trong quá trình hậu phôi, chúng chỉ cần phát triển về kích thước mà thôi.

Chúng ta đều biết rằng hầu hết côn trùng không còn lột xác ở giai đoạn trưởng thành. Nhưng những con bọ bạc này sẽ tiếp tục lột da khi trưởng thành. Loài côn trùng này nếu gặp điều kiện thuận lợi cũng phải mất ít nhất 4 tháng để chuyển từ ấu trùng thành con trưởng thành. Nhưng nếu gặp môi trường khắc nghiệt, thời gian phát triển của chúng thậm chí có thể lên tới 3 năm.

Trên thực tế, không chỉ có thời gian phát triển kéo dài mà thời gian giao phối cũng có thể kéo dài tới cả nửa tiếng đồng hồ. Điều này là do hành vi giao phối của chúng cực kì phức tạp và thú vị.

Khi bọ bạc cái và bọ bạc đực nhìn thấy nhau, chúng chỉ mất vài giây để chạy lại gần nhau. Sau đó sẽ nhanh chóng hướng về phía đầu chạm vào xúc tua để điều chỉnh vị trí cơ thể rồi con bọ bạc cái sẽ trực tiếp tấn công và truy đuổi bọ bạc đực một cách khá táo bạo. Sau một hồi đuổi bắt, con bọ bạc đực sẽ sinh ra một cái túi mịn bọc trong lớp phấn trắng để bọ bạc cái đẻ trứng vào đó.

Bọ bạc thuộc phân lớp Côn trùng nguyên thủy, là những sinh vật suốt đời không có cánh, quá trình thanh đổi không rõ rệt, chúng có quan hệ họ hàng rất với tổ tiên của động vật không có xương sống nguyên thủy và có giá trị đặc biệt đối với quá trình nghiên cứu sự tiến hóa của côn trùng.

Bọ bạc thuộc phân lớp Côn trùng nguyên thủy, là những sinh vật suốt đời không có cánh, quá trình thanh đổi không rõ rệt, chúng có quan hệ họ hàng rất với tổ tiên của động vật không có xương sống nguyên thủy và có giá trị đặc biệt đối với quá trình nghiên cứu sự tiến hóa của côn trùng.

Ngoài ra, loài này phân bố khá rộng rãi và được tìm thấy ở Châu Phi, Châu Mỹ, Úc , lục địa Âu Á, và một số nơi khác ở Thái Bình Dương. Chúng sống ở những khu vực ẩm ướt, yêu cầu độ ẩm tương đối từ 75% đến 95%. Ở khu vực thành thị, chúng có thể được tìm thấy trong gác xép, tầng hầm, bồn tắm, bồn rửa, nhà bếp, sách cũ, lớp học và cả vòi hoa sen.

Đức Khương

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/kham-pha-su-that-ve-con-mot-sach-chung-khong-chi-an-sach-ma-con-an-tat-ca-cac-chat-huu-co-trong-nha-ban-72020249152416753.htm