Khám phá tác phẩm điêu khắc trên bàn thờ của người Maya

Một nhóm các nhà khảo cổ học ở nước Cộng hòa Guatemala thuộc Trung Mỹ đã phát hiện ra một ngôi nhà Hội đồng của người Maya có niên đại khoảng 700 năm tuổi cùng với những bàn thờ, lư hương và hình ảnh động vật trong các tác phẩm điêu khắc.

Nằm ở khu vực Nixtun-Ch'ich vùng Petn, Guatemala, ngôi nhà cổ được phát hiện có hai hàng cột xây dựng cạnh nhau. Ông Timothy Pugh, một giáo sư tại trường đại học Queens, New York cho biết trong hội nghị thường niên của Hội Khảo cổ học Mỹ ở Austin, Texas “Các phòng được trang trí bằng các tác phẩm điêu khắc với hình ảnh động vật như vẹt và rùa”.

Tác phẩm điêu khắc trên bàn thờ của người Maya.

Tác phẩm điêu khắc trên bàn thờ của người Maya.

Một nhóm người Maya được gọi là Chakan Itza đã sử dụng nhà hội đồng này như một nơi để tổ chức các cuộc họp, thờ các vị thần, liên kết liên minh và tổ chức hôn lễ.“Về cơ bản hầu hết các nghi lễ chính trị và tôn giáo có thể được tổ chức ở đây” giáo sư Pugh cho biết trong một cuộc phỏng vấn về khoa học.

Các nhà lãnh đạo thường họp mặt ở đây, những người có quyền lực trong cộng đồng hoặc ở các khu vực rộng lớn hơn. Trong số các cổ vật tìm thấy có phần đầu của Itzamna, người được biết đến là “vị thần cao niên ăn sâu vào tiềm thức của người Maya, là các vị thần của thiên đường".

Các loài bò sát, các con vẹt là những hình điêu khắc trang trí trên các bức tường ngoài hành lang. Hai bàn thờ được điêu khắc hình ảnh một con rùa trên đó. Trong số các lư hương có hình ảnh của “Cây gạc Ceiba”, hiện nay loài cây này được coi là Cây Quốc gia của Guatemala.

Trung tâm của một cộng đồng

Giáo sư Pugh cho biết, nhà hội đồng thành phố ở Nixtun-Ch'ich có diện tích khoảng 164 x 164 feet (50 x 50 mét). Trước đó, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một bức tường sân bóng khổng lồ tại thành phố Chichen Itza của người Maya, nơi mà mọi người dân nơi đây đều tin rằng thành phố Chichen Itza là nơi tổ tiên của họ đã di cư tới.

Nhà Hội đồng thành phố dường như được sử dụng từ khoảng những năm 1300 – 1500. Có lẽ người dân ở Chakan Itza đã quyết định phá hủy ngôi nhà hội đồng thành phố và di chuyển ghế quyền lực đến nơi khác.

Giáo sư Pugh phân tích “Người Maya rất chú trọng đến thời gian, lịch biểu, ghi chép lại lịch sử của con người, sau một chu kỳ thời gian nhất định, họ sẽ di chuyển chiếc ghế quyền lực đến một vị trí mới. Để phá hủy ngôi nhà hội đồng, có lẽ họ đã tiến hành một nghi lễ phá hủy các bàn thờ mà họ đã xây dựng”.

Một di sản sống

Tây Ban Nha đã chiếm vùng Petn của Guatemala vào hồi cuối thế kỷ 17. Mặc dù nền văn minh đã suy tàn nhưng hiện tại người Itza cùng với những người Maya khác vẫn kiên trì gìn giữ được nhiều di sản văn hóa cổ và tiếp tục tồn tại cho tới ngày hôm nay, nhiều người Itza hiện giờ nói tiếng Tây Ban Nha mặc dù ngôn ngữ Itza vẫn còn nhưng chỉ một ít số người dân nơi đây còn nói thứ tiếng này.

Theo VietQ

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/cong-nghe/kham-pha-tac-pham-dieu-khac-tren-ban-tho-cua-nguoi-maya/20201120094954969