Khám phá trăng hồng kỳ thú tỏa sáng bầu trời đêm 12/4

Vào tối 12/4, người yêu thiên văn sẽ có thể chiêm ngưỡng kỳ trăng tròn được gọi là 'Trăng Hồng', hay còn gọi là 'Trăng Phục sinh'. Khi ấy, 'Trăng Hồng' sẽ tròn đầy, mọc cùng với Spica - một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm.

“ Trăng Hồng” - hiện tượng thiên văn kỳ thú sẽ bùng nổ trên bầu trời vào tối ngày 12/4. Khi nhìn về phía Đông lúc chạng vạng, mọi người có thể ngắm trăng tròn mọc lên bầu trời và nhận thấy Mặt trăng sẽ có màu hồng đặc biệt. Ảnh: Batard Patrick/ABACA/Shutterstock.

“ Trăng Hồng” - hiện tượng thiên văn kỳ thú sẽ bùng nổ trên bầu trời vào tối ngày 12/4. Khi nhìn về phía Đông lúc chạng vạng, mọi người có thể ngắm trăng tròn mọc lên bầu trời và nhận thấy Mặt trăng sẽ có màu hồng đặc biệt. Ảnh: Batard Patrick/ABACA/Shutterstock.

Theo các chuyên gia, "Trăng hồng" là kỳ trăng tròn đầu tiên của mùa xuân ở Bắc bán cầu khi Trái đất nằm giữa Mặt trời và Mặt trăng. Ảnh: Getty Images.

Theo các chuyên gia, "Trăng hồng" là kỳ trăng tròn đầu tiên của mùa xuân ở Bắc bán cầu khi Trái đất nằm giữa Mặt trời và Mặt trăng. Ảnh: Getty Images.

Mặt trời sẽ được chiếu sáng 100% vào lúc 8h22 tối theo giờ miền Đông nước Mỹ ngày 12/4, mọc ở phía đông vào lúc chạng vạng, chiếu sáng suốt đêm trước khi lặn ở phía tây vào lúc bình minh. Ảnh: Getty Images.

Mặt trời sẽ được chiếu sáng 100% vào lúc 8h22 tối theo giờ miền Đông nước Mỹ ngày 12/4, mọc ở phía đông vào lúc chạng vạng, chiếu sáng suốt đêm trước khi lặn ở phía tây vào lúc bình minh. Ảnh: Getty Images.

Thời điểm tốt nhất để quan sát hiện tượng "Trăng Hồng" là khi trăng mọc hoặc lặn. Khi Mặt trăng ở thấp trên đường chân trời và được nhìn thấy vào lúc chạng vạng, ngay sau khi mặt trời lặn, nó chiếu qua phần dày nhất của bầu khí quyển Trái đất. Ảnh: Getty Images.

Thời điểm tốt nhất để quan sát hiện tượng "Trăng Hồng" là khi trăng mọc hoặc lặn. Khi Mặt trăng ở thấp trên đường chân trời và được nhìn thấy vào lúc chạng vạng, ngay sau khi mặt trời lặn, nó chiếu qua phần dày nhất của bầu khí quyển Trái đất. Ảnh: Getty Images.

Hoàng hôn làm cho mặt trăng có màu cam nhạt (thay vì màu trắng sáng chói khi ở trên cao) vì bầu khí quyển của Trái đất phân tán ánh sáng xanh có bước sóng ngắn trong khi cho phép ánh sáng đỏ có bước sóng dài hơn chiếu qua. Ảnh: Katrin Ray Shumakov via Getty Images.

Hoàng hôn làm cho mặt trăng có màu cam nhạt (thay vì màu trắng sáng chói khi ở trên cao) vì bầu khí quyển của Trái đất phân tán ánh sáng xanh có bước sóng ngắn trong khi cho phép ánh sáng đỏ có bước sóng dài hơn chiếu qua. Ảnh: Katrin Ray Shumakov via Getty Images.

Trăng tròn tối 12/4 có thể có màu hồng rực trong một thời gian ngắn. Điều này tùy thuộc vào bầu khí quyển. Ảnh: Chris Cook/www.cookphoto.com.

Trăng tròn tối 12/4 có thể có màu hồng rực trong một thời gian ngắn. Điều này tùy thuộc vào bầu khí quyển. Ảnh: Chris Cook/www.cookphoto.com.

Tên gọi “Trăng Hồng” xuất phát từ sự nở hoa vào mùa xuân của một loài hoa dại có tên là Phlox subulat (hay "hồng rêu"), có nguồn gốc từ miền đông Bắc Mỹ. Ảnh: jakkapan/Shutterstock.

Tên gọi “Trăng Hồng” xuất phát từ sự nở hoa vào mùa xuân của một loài hoa dại có tên là Phlox subulat (hay "hồng rêu"), có nguồn gốc từ miền đông Bắc Mỹ. Ảnh: jakkapan/Shutterstock.

Từ Bắc Mỹ, Spica - ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Xử Nữ, sẽ ở bên trái của mặt trăng. Tuy nhiên, từ hầu hết Nam Mỹ, mặt trăng sẽ che khuất Spica. Ảnh: Shutterstock.

Từ Bắc Mỹ, Spica - ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Xử Nữ, sẽ ở bên trái của mặt trăng. Tuy nhiên, từ hầu hết Nam Mỹ, mặt trăng sẽ che khuất Spica. Ảnh: Shutterstock.

Trong khi đó, tại châu Âu, Spica sẽ xuất hiện ở phía dưới bên trái, nhưng vì mặt trăng đã ở trên bầu trời lúc chạng vạng, nên nó sẽ được nhìn thấy rõ nhất vào ngày 13/4. Ảnh: Riki Christmas/UGC.

Trong khi đó, tại châu Âu, Spica sẽ xuất hiện ở phía dưới bên trái, nhưng vì mặt trăng đã ở trên bầu trời lúc chạng vạng, nên nó sẽ được nhìn thấy rõ nhất vào ngày 13/4. Ảnh: Riki Christmas/UGC.

Mời độc giả xem video: Trăng máu - hiện tượng thiên văn thế kỷ. Nguồn: Tin Tức VTV24.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/kham-pha-trang-hong-ky-thu-toa-sang-bau-troi-dem-124-2096021.html