Khán giả 'mách' điểm trừ của phim 'Bố già'

Trở lại đường đua phim Việt sau thời gian hoãn công chiếu, 'Bố già' trở thành phim Việt cán mốc 100 tỷ đồng chỉ sau 4 ngày công chiếu. Bên cạnh những thành công vang dội, bộ phim nhận được nhiều phản hồi trái chiều đến từ khán giả.

“Đánh” đúng tâm lý khán giả
Theo đà thành công của web-drama “Bố già” (sản xuất năm 2019), Trấn Thành đã đầu tư hơn 20 tỷ đồng cho phim. Sau một lần hoãn chiếu vì dịch dịp Tết, phim trở lại đường đua doanh thu, đối đầu “Gái già lắm chiêu 5” của đạo diễn Bảo Nhân - Namcito.

 Dàn diễn viên trong phim "Bố già".

Dàn diễn viên trong phim "Bố già".

Lấy bối cảnh chính ở xóm lao động giữa trung tâm Sài Gòn, phim có câu chuyện độc lập, dàn nhân vật khác biệt so với bản gốc. “Bố già” không đi theo một sườn kịch bản với tuyến truyện rõ rệt, mà tập hợp những lát cắt đời thường, gần gũi. Phim chọn điểm nhìn từ Ba Sang (Trấn Thành) - một người cha đơn thân làm đủ nghề nuôi hai con. Tính thích bao đồng, hay giúp đỡ người khác, dù là kẻ cả xóm khinh ghét, ông Sang thường tự chuốc phiền phức vào thân. Ông có thể hà tiện với con một chai dầu gội, nhưng sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng cứu người em bị giang hồ đòi nợ. Đối lập cha - Quắn (Tuấn Trần) - sống tự lập, không quan tâm đến xung quanh.Điểm nổi bật trong phim “Bố già” là có một người cha yêu thương con hết lòng, đến nỗi bị cho là bao đồng, nhiều chuyện. Cũng có một người con ngỗ nghịch, chỉ muốn sống theo cách riêng của mình. Mỗi tình tiết trong phim đều gần gũi, để ai cũng nhìn thấy bản thân mình trong đó.Khán giả Phạm Ngọc Hà chia sẻ: “Mặc dù, “Bố già” không phải là bộ phim xuất sắc, đầu tư về kỹ xảo nhiều nhưng thành công lớn nhất là do kịch bản tạo ra. Ekip làm phim dường như hiểu khán giả đang nghĩ gì, đang cần gì. Lời thoại giản dị cùng với hình ảnh Sài Gòn hết sức quen thuộc, khắc họa tâm lí nhân vật cực kỳ rõ nét”. Cùng chung nhận định, trên mạng xã hội, nhiều khán giả sau khi theo dõi bộ phim đánh giá: “Phim có nhiều lời thoại ý nghĩa, chạm đến cảm xúc người xem, đặc biệt với những người tâm lý, sống tình cảm”; “Phim đã chạm đến trái tim tôi và khiến tôi khóc, nhớ về bố của mình”.Hụt hẫng trong lúc cao tràoBên cạnh những thành công, phim “Bố già” cũng nhận được nhiều góp ý của khán giả về những điều chưa hài lòng. Nổi bật là việc, phim có nhiều đoạn khiến khán giả bị ngắt mạch cảm xúc bởi mảng miếng hài đan xen. Trên một trang review phim, khán giả Nguyễn Quỳnh Chi bình luận: “Điều mình ức chế nhất sau khi xem "Bố già" chính là khoảnh khắc kết thúc live stream của Quắn, khi mình bật khóc và đang trong mạch cảm xúc thì đoạn nhạc vang lên lại cắt đứt nó, vì beat quá tươi, quá sáng, chẳng thà cho nhạc không lời để nỗi buồn, nỗi ân hận thêm mạnh thêm sâu. Nhưng tiếc là bài hát đó đã làm hỏng khoảnh khắc cao trào ấy đối với mình”.

 Nhiều mảng miếng hài được đan xen trong bộ phim.

Nhiều mảng miếng hài được đan xen trong bộ phim.

Nhiều khán giả nhật xét, việc lạm dụng mảng miếng hài trong “Bố già” khiến bộ phim khiến người xem hụt hẫng cảm xúc, tài khoản Andy Trần bình luận: “Càng tham lam hơn khi các miếng hài bất chợt xuất hiện giữa những phân đoạn cao trào, thắt nút, cởi nút, một cách thiếu tiết chế. Dẫn đến diễn biến tâm lý nhân vật chưa thể hiện được chiều sâu, cú chốt hạ màn gần cuối phim không còn bất ngờ, không đạt hiệu quả tốt nhất, mình đã không phì cười trong nước mắt như cách mà web drama làm được”.Đồng quan điểm, khán giả Mẫn Tâm nhận xét: “Có quá nhiều thoại và thoại hài sau cảnh xúc động làm cảm xúc của mình bị chặt gãy, đoạn nhạc Phan Mạnh Quỳnh hát thật sự nếu có một khoảng lắng đọng có lẽ mình đã khóc, nhưng không, tiếp tục bị chặt gãy. Không phải nhịp phim vội mà mình cảm giác sự tham lam quá nhiều thoại khiến mình có tâm lý ráng nghe xong câu này để qua câu khác, hấp tấp”.Nhân vật Ba SangĐiều thứ 2, phim “Bố già” khiến khán giả tranh luận bởi xây dựng hình tượng ông Ba Sang – một người bố quá hiền lành dẫn đến nhu nhược. Được xây dựng là một con người hiền lành, yêu thương gia đình hết mực, nhân vật Ba Sang vẫn không khiến nhiều người đồng cảm khi ông quá hiền, yếu đuối trước sự ghê gớm của các thành viên còn lại trong gia đình. Tài khoản Vũ Hà An cho rằng: “Việc Ba Sang không chịu đứng lên để bảo vệ con cái trước những lời độc địa của người ngoài cũng khiến khán giả mất cảm tình”.

 Nhân vật Ba Sang do nghệ sĩ Trấn Thành thủ vai.

Nhân vật Ba Sang do nghệ sĩ Trấn Thành thủ vai.

Những ý kiến đánh giá về nhân vật Ba Sang nhu nhược, quá hiện lành đã nhận được nhiều tranh luận, theo khán giả Vũ Xuân Đỉnh: “Về việc nhân vật Ba Sang gàn, nếu bạn nghĩ là nó hơi quá đáng thì do là bạn chưa gặp qua những người làm cha như vậy thôi. Ở ngoài kia, mình còn biết nhiều người hơn thế cơ, đâu đó mình cũng thấy sự gàn dở đến vô lý của ba mình và sự chịu đựng của cả mẹ mình nữa. Thật sự, mình hiểu được sự mệt mỏi, bất lực, giận dữ và tình thương của Quắn, vì mình cũng là một “Quắn” khác”.Cùng chung nhận định, tài khoản Trần Ngọc Mai cho rằng: “Nếu ông Sang mà chịu lắng nghe con mình thì đã không có phim để xem rồi. Đã là phim thì phải chấp nhận những thứ tưởng như là phi logic, phải có những cái sai thì mới dẫn đến cái tiếc nuối. Vậy phim mới có cao trào, mới có bài học để nhìn vào. Còn ở bộ phim này, mình thấy việc ông Sang không nghe lời con là rất đời và rất thực. Việc thay đổi suy nghĩ của cả một thế hệ là điều rất khó”.Thông điệp dễ nắm bắtTheo một bài viết review phim Bố Già của một khán giả, Bố Già đã đưa người đến một cao trào đủ sáng tạo và xử lý nó một cách mượt mà, lấy đi những giọt nước mắt nghẹn ngào.Vượt ra khỏi tuyến nhân vật chính, dàn diễn viên phụ của phim thật sự chất lượng. Những cá tính riêng biệt được khắc họa rõ nét, đem đến một không khí sáng lạn vui tươi cho cả bộ phim.

 Bộ phim mang thông điệp về tình cảm gia đình.

Bộ phim mang thông điệp về tình cảm gia đình.

“Xin lỗi cha mẹ khó lắm, còn nếu mà nói được nó dễ thương lắm luôn!”; “Chúng ta còn nhiều thời gian nhưng cha mẹ thì không. Hãy yêu thương cha mẹ khi còn có thể”. Thông điệp của bộ phim dễ dàng được tìm thấy trên màn ảnh, nhưng có gì đó máy móc, cũ kỹ, chưa thực sự chặt chẽ với mạch phim, diễn biến tâm lý nhân vật. Nhìn lại suốt chiều dài “Bố Già”, bi kịch đã chẳng xảy ra nếu ông Sang chịu lắng nghe, chịu thấu hiểu con mình. Cả 2 người họ đã có thể chẳng làm tổn thương nhau nhiều như thế, nếu "Bố già" chẳng gàn dở đến khó coi, nếu bố già cũng biết đặt mình vào người con. “Bố già” là bộ phim hấp dẫn bởi thông qua đó, khán giả tìm lại những kết nối tưởng như đã đứt gãy trong tình cảm các thành viên trong gia đình, đặc biệt là giữa cha mẹ và con cái. Nếu cả gia đình Ba Sang trong “Bố già” quay trở lại thương yêu nhau bằng những quan tâm chân thành nhất sau những bất hòa, thì chính những cảm xúc bình thường nhưng chân thật đã kết nối phim với khán giả, tạo nên thành công của tác phẩm. “Bố già” đang chiếu tại các rạp trên toàn quốc.

Minh An

Nguồn KTĐT: http://kinhtedothi.vn/khan-gia-mach-diem-tru-cua-phim-bo-gia-412528.html