'Khát vọng tỏa sáng' của các nữ vận động viên

Gần 60 bức ảnh trong triển lãm 'Khát vọng tỏa sáng' như lời khẳng định: Phụ nữ với thể thao không chỉ là những tấm huy chương mà còn góp phần cải thiện thái độ tích cực đối với hình ảnh của người phụ nữ mạnh mẽ, đam mê, khát khao cống hiến và có khả năng làm chủ mọi lĩnh vực.

Chào mừng SEA Games 31, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam mở triển lãm Khát vọng tỏa sáng từ ngày 12/5 tại 36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Triển lãm như một lời chúc, sự cổ vũ tinh thần, tiếp lửa tới toàn thể các vận động viên nước nhà đặc biệt là các nữ vận động viên để họ tiếp tục mang những thành công mới, vang dội cho thể thao Việt Nam.

Khát vọng tỏa sáng gồm 60 bức ảnh của gần 50 tập thể, cá nhân giới thiệu các câu chuyện mang đậm chất giới trong sự nghiệp thi đấu thể thao chuyên nghiệp của các nữ vận động viên, trong đó có vận động viên khuyết tật. Con đường đến với thể thao chuyên nghiệp, đứng trên đỉnh vinh quang với người bình thường đã khó nhưng với những nữ vận động viên, đặc biệt là những vận động viên khuyết tật, còn khó khăn gấp nhiều lần.

Triển lãm như một lời khẳng định phụ nữ với thể thao không chỉ là những tấm huy chương mà còn góp phần cải thiện thái độ tích cực đối với hình ảnh của người phụ nữ mạnh mẽ, đam mê, khát khao cống hiến và có khả năng làm chủ mọi lĩnh vực. Những cô gáicủa thể thao Việt Nam đã tạo ra hình ảnh đẹp, là tấm gương lan tỏa trong cộng đồng…

Triển lãm gồm 3 chủ đề. Chủ đề đầu tiên Trên đỉnh vinh quanglà những bức ảnh kể câu chuyện về những giọt mồ hôi khổ luyện thậm chí cả máu và nước mắt đã rơi trên đường đua và trên sân tập. Để rồi sau đó là giọt nước mắt vỡ òa hạnh phúc, là nụ cười đầy tự hào, vinh quang khi bước lên bục chiến thắng.

Chủ đề thứ 2 Sau ánh hào quang là những câu chuyện mang đậm chất giới. Để có được những tấm huy chương, để bài Quốc ca được vang vọng, ngọn Quốc kỳ được kéo cao và nền thể thao nước nhà được ghi nhận, các vận động viên, đặc biệt là các vận động viên nữ đã phải hy sinh rất nhiều thứ, thậm chí họ phải quên đi hạnh phúc cá nhân mình.

Chủ đề thứ 3 Phút giây bình dị là hạnh phúc đời thường, là những khoảnh khắc giản đơn nhưng đong đầy cảm xúc và niềm hạnh phúc khi những cô gái của chúng ta được trở về gia đình sau những ngày tập luyện, thi đấu căng thẳng. Đó là niềm hân hoan được đón cái Tết đoàn viên sau rất nhiều cái Tết xa gia đình… Những điều tưởng như giản đơn, bình thường đó nhưng đối với các vận động viên lại được trân quý vô cùng.

Những hình ảnh kể chuyện từ triển lãm Khát vọng tỏa sáng:

Vượt qua đau đớn: “Từ năm 2014, chấn thương của tôi trở nên khá nặng, lúc ấy bác sĩ chỉ định tôi phải phẫu thuật, nhưng do Asian Games 2014 đã cận kề nên tôi cố gắng. Qua đến năm 2015 có SEA Games 28 và do đại hội tổ chức sớm nên tôi lại cố cắn răng tiếp tục thi đấu. Vừa chịu đau đớn vừa đấu nhưng tôi vẫn quyết tâm giành HCV” - (Vận động viên đấu kiếm Nguyễn Thị Lệ Dung, HCV SEA Games 28, Singapore, năm 2015)

Vượt qua đau đớn: “Từ năm 2014, chấn thương của tôi trở nên khá nặng, lúc ấy bác sĩ chỉ định tôi phải phẫu thuật, nhưng do Asian Games 2014 đã cận kề nên tôi cố gắng. Qua đến năm 2015 có SEA Games 28 và do đại hội tổ chức sớm nên tôi lại cố cắn răng tiếp tục thi đấu. Vừa chịu đau đớn vừa đấu nhưng tôi vẫn quyết tâm giành HCV” - (Vận động viên đấu kiếm Nguyễn Thị Lệ Dung, HCV SEA Games 28, Singapore, năm 2015)

Cái đau chồng lên cái đau: “Lúc mới đi chạy, tôi vẫn dùng chiếc chân giả thô sơ sản xuất ở Việt Nam. Khi tập, mỏm cụt bị trầy xước, chảy máu, rỉ nước vàng ra, gây đau đớn lắm. Vậy nhưng sau một đêm ngủ dậy, mình lại tự hỏi, có tiếp tục được không, và chẳng hiểu sao, lại leo lên xe, đạp đến chỗ tập. Cái đau cứ chồng lên cái đau, cuối cùng cũng thành quen, như một phản xạ. Khoảng 3 tới 5 năm, những vết lở loét dần trở thành vết chai, máu không còn chảy nữa” - Vận động viên điền kinh khuyết tật Nguyễn Thị Thủy, 17 HCV ASEAN Para Games

Cái đau chồng lên cái đau: “Lúc mới đi chạy, tôi vẫn dùng chiếc chân giả thô sơ sản xuất ở Việt Nam. Khi tập, mỏm cụt bị trầy xước, chảy máu, rỉ nước vàng ra, gây đau đớn lắm. Vậy nhưng sau một đêm ngủ dậy, mình lại tự hỏi, có tiếp tục được không, và chẳng hiểu sao, lại leo lên xe, đạp đến chỗ tập. Cái đau cứ chồng lên cái đau, cuối cùng cũng thành quen, như một phản xạ. Khoảng 3 tới 5 năm, những vết lở loét dần trở thành vết chai, máu không còn chảy nữa” - Vận động viên điền kinh khuyết tật Nguyễn Thị Thủy, 17 HCV ASEAN Para Games

Vận động viên Đỗ Thị Bông đã chịu cơn đau xé thịt vì chấn thương cũ ở bắp sau đùi tái phát nặng hơn, thực hiện chiến thuật kìm chân đối thủ để đàn em Trương Thanh Hằng đoạt HCV cự ly 1.500m, rồi bứt phá, rút đích đoạt HCB tại SEA Games 23, Philippines, năm 2005

Vận động viên Đỗ Thị Bông đã chịu cơn đau xé thịt vì chấn thương cũ ở bắp sau đùi tái phát nặng hơn, thực hiện chiến thuật kìm chân đối thủ để đàn em Trương Thanh Hằng đoạt HCV cự ly 1.500m, rồi bứt phá, rút đích đoạt HCB tại SEA Games 23, Philippines, năm 2005

Nhà là nơi bình yên nhất: “Sau SEA Games được trở về nhà, tôi cảm giác tất cả mọi người trong gia đình đều muốn bồi bổ cho mình. Mọi người thấy tôi chạy kiệt sức ai cũng thương. Lạ một điều là trước khi thi SEA Games tôi bị mất ngủ triền miên nhưng khi trở về nhà sau khi đoạt 3 HCV tôi ngủ rất ngon. Thực sự nhà vẫn luôn là nơi bình yên nhất, tôi có thể ăn thoải mái, ngủ thoải mái cảm nhận sự yêu thương ngập tràn” - Vận động viên Nguyễn Thị Oanh, 3 HCV SEA Games 30

Nhà là nơi bình yên nhất: “Sau SEA Games được trở về nhà, tôi cảm giác tất cả mọi người trong gia đình đều muốn bồi bổ cho mình. Mọi người thấy tôi chạy kiệt sức ai cũng thương. Lạ một điều là trước khi thi SEA Games tôi bị mất ngủ triền miên nhưng khi trở về nhà sau khi đoạt 3 HCV tôi ngủ rất ngon. Thực sự nhà vẫn luôn là nơi bình yên nhất, tôi có thể ăn thoải mái, ngủ thoải mái cảm nhận sự yêu thương ngập tràn” - Vận động viên Nguyễn Thị Oanh, 3 HCV SEA Games 30

Đã có lúc định bỏ nghề: “Tôi đã trải qua những lần ốm đau, chấn thương trong tập luyện nhưng vẫn chưa khổ sở bằng hơn 10 năm ăn Tết xa nhà, xa cha mẹ. Có những đêm ngủ một mình quờ tay sang để tìm mẹ nhưng không thấy, vậy là ôm gối khóc đến sáng. Những khi thất bại liên tục vì một động tác khó, nhiều lần chấn thương khiến đôi lúc tôi chán nản và có ý định bỏ nghề. Thế nhưng tình yêu dành cho môn thể dục dụng cụ thấm sâu vào máu thịt, tôi đã quay lại phòng tập” - Vận động viên Thể dục dụng cụ Đỗ Thị Ngân Thương, 7 HCV SEA Games

Đã có lúc định bỏ nghề: “Tôi đã trải qua những lần ốm đau, chấn thương trong tập luyện nhưng vẫn chưa khổ sở bằng hơn 10 năm ăn Tết xa nhà, xa cha mẹ. Có những đêm ngủ một mình quờ tay sang để tìm mẹ nhưng không thấy, vậy là ôm gối khóc đến sáng. Những khi thất bại liên tục vì một động tác khó, nhiều lần chấn thương khiến đôi lúc tôi chán nản và có ý định bỏ nghề. Thế nhưng tình yêu dành cho môn thể dục dụng cụ thấm sâu vào máu thịt, tôi đã quay lại phòng tập” - Vận động viên Thể dục dụng cụ Đỗ Thị Ngân Thương, 7 HCV SEA Games

Minh Anh - Ảnh: Bảo tàng PNVN

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/chuyen-doi-chuyen-nghe-cua-cac-nu-van-dong-vien-20220512071145808.htm