Khi bỏ lương cơ sở, nhiều khoản khen thưởng, trợ cấp…của GV sẽ thay đổi?

Dự kiến từ 01/7/2024, sẽ thực hiện cải cách tiền lương mới theo Nghị quyết 27/NQ-TW, dự kiến sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và nhiều khoản chi khác ngoài lương.

Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng mỗi tháng, nhiều khoản lương, phụ cấp, trợ cấp, thi đua, khen thưởng,..dựa vào lương cơ sở.

Dự kiến từ 01/7/2024, sẽ thực hiện cải cách tiền lương mới theo Nghị quyết 27/NQ-TW, dự kiến sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và nhiều khoản chi khác ngoài lương.

Khi bãi bỏ lương cơ sở, nhiều khoản lương, thưởng, trợ cấp, phụ cấp,…cũng sẽ được điều chỉnh.

Ảnh minh họa: Vietnamnet.vn

Ảnh minh họa: Vietnamnet.vn

Các mức tiền thi đua, khen thưởng hiện nay, GV có thể được nhận

Dưới đây là các khoản tiền chi cho các danh hiệu thi đua khen thưởng áp dụng từ năm học 2023-2024 khi Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024 và mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng mỗi tháng

Hiện nay chưa có dự thảo quy định về mức tiền khen thưởng cho các danh hiệu thi đua, khen thưởng sắp tới. Tuy nhiên, chắc chắn khi không còn lương cơ sở, các khoản này sẽ được điều chỉnh.

Các mức trợ cấp, phụ cấp hiện nay ra sao?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật An toàn, vệ sinh lao động, và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, những quy định về phụ cấp sau đây sẽ được thay đổi khi không còn mức lương cơ sở.

Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau/ngày = 30% * mức lương cơ sở, hiện nay là 540.000 đồng/ngày;

Lao động nữ sinh con được trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con. Mức trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nuôi con nuôi của người lao động cũng sẽ là 3,6 triệu đồng cho mỗi con;

Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau/ngày = 30% * mức lương cơ sở, hiện nay là 540.000 đồng/ngày; Trợ cấp = 5 * Mức lương cơ sở + (Tỷ lệ % suy giảm lao động - 5) * 0,5 * Mức lương cơ sở. Mức trợ cấp 1 lần tính theo mức độ suy giảm lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng từ 7,45 triệu đồng lên 9 triệu đồng nếu suy giảm 5% khả năng lao động; sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 900.000 đồng;

Người lao động bị tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp dẫn tới suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên sẽ được nhận trợ cấp hàng tháng. Trợ cấp/tháng = 30% * Mức lương cơ sở + (Tỷ lệ % suy giảm lao động - 31) * 2% * Mức lương cơ sở. Mức trợ cấp hàng tháng tính theo mức độ suy giảm lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ là 540.000 đồng/tháng nếu suy giảm 31% khả năng lao động; sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 36.000 đồng/tháng;

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì được hưởng trợ cấp phục vụ hàng tháng bằng mức lương cơ sở. Mức trợ cấp phục vụ 1,8 triệu đồng/tháng;

Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà quay trở lại làm việc, trong thời gian 30 ngày đầu mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 - 10 ngày. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị thương tật, bệnh tật 540.000 đồng/ngày;

Người lao động mất do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân của người đó sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần như sau: Trợ cấp 1 lần = 36 * mức lương cơ sở, tức 64,8 triệu đồng;

Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội, đang bảo lưu quá trình đóng, đang hưởng lương hưu, đang hưởng trợ cấp cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà chết thì thân nhân của họ sẽ được nhận trợ cấp mai táng như sau:

Trợ cấp mai táng = 10 * mức lương cơ sở. Mức trợ cấp mai táng là 18 triệu đồng;

Thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng mỗi tháng sẽ được nhận khoản trợ cấp bằng 70% mức lương cơ sở. Mức trợ cấp tuất hàng tháng 1,26 triệu đồng/tháng đối với thân nhân không có người nuôi dưỡng.

Các trường hợp còn lại mỗi tháng sẽ nhận được khoản trợ cấp bằng 50% mức lương cơ sở. Mức trợ cấp là 900.000 đồng/tháng.

Phụ cấp giáo viên dạy giáo dục thể chất, quốc phòng. Giáo viên giáo dục thể chất mỗi tiết dạy thực hành, giáo viên giáo dục quốc phòng được hưởng 1% mức lương cơ sở mỗi tiết, mỗi tiết được hưởng 18.000 đồng.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội mới đã điều chỉnh nhiều khoản trợ cấp, phụ cấp không theo lương cơ sở

Theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi thì các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội sẽ không tính theo lương cơ sở nữa mà sẽ được quy ra thành một khoản tiền nhất định, cụ thể như sau:

- Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 540.000 đồng.

- Mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi cho mỗi con là 3.600.000 đồng.

- Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 540.000 đồng.

- Mức trợ cấp mai táng bằng 18.000.000 đồng.

- Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 900.000 đồng; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 1.260.000 đồng,….

Trên đây là một số thông tin về chế độ lương, thưởng, trợ cấp, phụ cấp cho giáo viên và người lao động liên quan sẽ được điều chỉnh khi bãi bỏ mức lương cơ sở, dự kiến được thực hiện từ 01/7/2024.

Tài liệu tham khảo:

https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/49618/cac-khoan-tro-cap-bhxh-se-khong-con-tinh-theo-luong-co-so-du-kien

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bùi Nam

Nguồn Giáo Dục VN: https://giaoduc.net.vn/khi-bo-luong-co-so-nhieu-khoan-khen-thuong-tro-capcua-gv-se-thay-doi-post238821.gd