Khi hành quyết phạm nhân thời cổ đại, vì sao đao phủ thà dùng đao cùn, không chịu mài sắc?

Trong xã hội Trung Hoa cổ đại, có rất nhiều hình thức xử phạt những người phạm tội, tùy vào mức độ phạm tội mà bị khép vào các hình phạt khác nhau và mức độ cao nhất chính là xử tử. Xử tử cũng có nhiều hình thức và chém đầu là một trong số đó.

Tuy nhiên, người trực tiếp thực thi hình phạt này - đao phủ không bao giờ có thói quen mài dao. Họ thà dùng những thanh đao đã bị cùn chứ nhất quyết không đi mài sắc thanh đao. Vì sao lại như vậy?

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Người đao phủ tin rằng kẻ gây ra cái chết cho phạm nhân là những thanh đao chứ không phải bản thân họ. vì vậy linh hồn người chết sẽ tụ tập trên đao. Những vong hồn này chết không siêu thoát, oán giận ngập trời, quanh quẩn ở pháp trường, tụ vào trong đao. Vì vậy, chiếc đao này vô cùng xui xẻo, xúi quẩy... Mài đao vốn là để đao thêm sắc, đao thêm sắc thì chỉ càng chém nhiều người hơn. Thế cho nên, hành động mài đao cho sắc bị coi là hành động trợ ác tích tà, khiến tội nghiệt thêm nặng.

Trong trường hợp gia đình của phạm nhân lo sợ thanh đao hành quyết quá cùn, sẽ khiến người thân phải chịu sự giày vò vì đau đớn thì họ sẽ đút lót tiền cho những đao phủ, khẩn cầu đao phủ mài thật sắc những thanh đao trước khi hành quyết. Làm như vậy để người thân không phải chịu đau cũng như để thỉnh cầu đao phủ khi hành hình hãy để phần đầu không bị lìa hẳn khỏi thân xác, vì thời xưa còn có quan niệm khi chết phải được toàn thây. Việc này đòi hỏi sự khéo léo trong kĩ thuật chém đao rất cao, phải luyện tập thông thạo và biết cách lừa được sự giám sát của binh lính.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Vị đao phủ cuối cùng của thời Mãn Thanh cũng như của cả nước Trung Quốc là ông Đặng Hải Sơn. Ông kể lại trong những năm cuối đời: “Nghề đao phủ là làm việc tước đoạt mạng sống của con người, nhưng lại là một nghề có lợi nhuận cao. “Chặt một đầu thưởng 4 lượng bạc, có thể đủ cho người ta ăn tiêu nửa năm. Đáng tiếc, số tiền này không dễ tiêu vì người khác cho rằng đó là tiền không sạch”.

Là công việc vốn mang nhiều điều nghi kỵ, người đời xa lánh, khi xác định làm đao phủ thì có lẽ sẽ mang tiếng xấu cả đời. Trong suốt cuộc đời làm công việc hứng chịu nhiều dị nghị này, dù tiền bạc, vật chất dư dả nhưng cho đến cuối đời ông vẫn chỉ sống một mình, không có vợ con hay cả bạn bè thân thích. Khi ra đi cũng không có người đưa tiễn, lo toan hương khói.

Các đao phủ sẽ xử lý ra sao nếu thanh đao dùng để hành quyết phạm nhân trở nên quá cùn? Khi không thể mài sắc, những đao phủ chỉ còn cách vứt bỏ những thanh đao cũ và đổi sang thanh mới. Với những lần hành quyết phạm nhân mắc tội nặng đến mức phải "chu di cửu tộc", những đao phủ sẽ phải chuẩn bị nhiều thanh đao trước khi thi hành án.

- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.

Theo Bảo vệ Công lý

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/khi-hanh-quyet-pham-nhan-thoi-co-dai-vi-sao-dao-phu-tha-dung-dao-cun-khong-chiu-mai-sac/20231024103004302