Khỉ vàng được bàn giao ở Thanh Hóa quý hiếm cỡ nào?

Hạt Kiểm lâm TP. Phổ Yên đã bàn giao một cá thể khỉ vàng nặng 3,1kg, thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIB, cho Vườn quốc gia Bến En, Thanh Hóa vào ngày 29/8.

Cá thể khỉ vàng này được tiếp nhận từ Phòng Cảnh sát kinh tế sau khi thu giữ từ một hộ dân ở xã Thành Công. Trước đó, trong năm 2024, Hạt Kiểm lâm Phổ Yên đã thả hai cá thể khỉ về môi trường tự nhiên, góp phần bảo tồn nguồn gen và tăng cường đa dạng sinh học.

Cá thể khỉ vàng này được tiếp nhận từ Phòng Cảnh sát kinh tế sau khi thu giữ từ một hộ dân ở xã Thành Công. Trước đó, trong năm 2024, Hạt Kiểm lâm Phổ Yên đã thả hai cá thể khỉ về môi trường tự nhiên, góp phần bảo tồn nguồn gen và tăng cường đa dạng sinh học.

Khỉ vàng (tên khoa học là Macaca Mulatta) là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)

Khỉ vàng (tên khoa học là Macaca Mulatta) là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)

Theo các chuyên gia, khỉ vàng sống theo đàn. Mỗi đàn có từ 10 - 15 cá thể, trong đó có một cá thể đực đầu đàn. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)

Theo các chuyên gia, khỉ vàng sống theo đàn. Mỗi đàn có từ 10 - 15 cá thể, trong đó có một cá thể đực đầu đàn. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)

Trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), khỉ vàng được xếp ở cấp độ LR (lower risk) - bậc ít nguy cấp.

Trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), khỉ vàng được xếp ở cấp độ LR (lower risk) - bậc ít nguy cấp.

Loài khỉ này hoạt động ban ngày, phạm vi hoạt động cả dưới đất lẫn trên cây. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)

Loài khỉ này hoạt động ban ngày, phạm vi hoạt động cả dưới đất lẫn trên cây. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)

Thức ăn chủ yếu của khỉ vàng là quả, hạt, lá cây... Khỉ vàng phân bố ở nhiều khu vực rừng núi ở các tỉnh thành tại Việt Nam.

Thức ăn chủ yếu của khỉ vàng là quả, hạt, lá cây... Khỉ vàng phân bố ở nhiều khu vực rừng núi ở các tỉnh thành tại Việt Nam.

Trong đó, đảo Rều ở Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh còn được gọi là “Hoa quả sơn” đối với khỉ vàng. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)

Trong đó, đảo Rều ở Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh còn được gọi là “Hoa quả sơn” đối với khỉ vàng. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)

Nguyên do là bởi trên đảo Rều có trại chăn nuôi động vật thí nghiệm, Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và Sinh phẩm y tế (Polyvac), Bộ Y tế. (Ảnh: VOV)

Nguyên do là bởi trên đảo Rều có trại chăn nuôi động vật thí nghiệm, Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và Sinh phẩm y tế (Polyvac), Bộ Y tế. (Ảnh: VOV)

Hàng ngàn con khỉ vàng ở trên đảo Rều được chăm sóc để phục vụ nghiên cứu và sản xuất vắc xin. (Ảnh: VOV)

Hàng ngàn con khỉ vàng ở trên đảo Rều được chăm sóc để phục vụ nghiên cứu và sản xuất vắc xin. (Ảnh: VOV)

Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cá chỉ Việt Nam có, vào Sách đỏ vì săn bắt bất chấp.

Thiên Trang (Th)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/khi-vang-duoc-ban-giao-o-thanh-hoa-quy-hiem-co-nao-2026711.html