Khó giải quyết vấn đề rác thải ở thành phố Hòa Bình

Lượng rác thải sinh hoạt thải ra tăng mạnh, trong khi năng lực xử lý không đáp ứng yêu cầu từ lâu nay là vấn đề nhức nhối của TP Hòa Bình. Chính quyền thành phố đã phối hợp để giải quyết tình trạng ùn ứ rác thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Tuy nhiên, cần một giải pháp căn cơ để giải quyết lâu dài tình trạng rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng lớn.

 Điểm tập kết rác thải trên đường Trường Hán Siêu (TP Hòa Bình) gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan thành phố. Điểm tập kết rác thải trên đường Trương Hán Siêu, khu vực bờ trái sông Đà dù đã được đơn vị vận chuyển xử lý, che bạt, song vẫn bốc mùi hôi thối, khó chịu, khiến nhiều người dân đi qua không khỏi tức ngực, buồn nôn, choáng váng. Lượng rác mỗi ngày một nhiều lên càng gây ám ảnh, phản cảm đối với người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Tuy nhiên, đây là giải pháp tình thế đang được áp dụng của TP Hòa Bình. Sau khi sáp nhập, TP Hòa Bình có 135.000 người, theo tính toán, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày khoảng 90 tấn/ngày đêm; thực tế lượng rác thải sinh hoạt đã được thu gom, vận chuyển hàng ngày khoảng 75 tấn/ngày đêm. Để giải quyết áp lực về rác thải, các sở, ngành chức năng tham mưu UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với Công ty CP năng lượng và môi trường Bắc Việt (Công ty Bắc Việt) xây dựng khu xử lý, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn Hòa Bình tại xã Thịnh Minh. Theo hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư, công suất nhà máy là 190 tấn/ngày; giai đoạn đầu đi vào hoạt động công suất 100 tấn/ngày. Thực tế, công suất nhà máy không đáp ứng được việc xử lý rác thải phát sinh hàng ngày của thành phố là 75 tấn/ngày, dẫn đến việc chôn lấp rác (công ty gọi là mùn) không đúng quy định được Nhân dân phát hiện, kiến nghị; Sở TN&MT kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính. Do các tồn tại của công ty, từ ngày 20/8/2020 đến nay, các hộ sinh sống lân cận ngăn cản việc vận chuyển rác thải về nhà máy, do đó công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố gặp rất nhiều khó khăn. UBND tỉnh đã chỉ đạo chính quyền thành phố và các ngành đối thoại với Nhân dân, đơn vị liên quan. Song, do việc chậm trễ khắc phục tồn tại của Công ty Bắc Việt nên Nhân dân không đồng ý cho vận chuyển rác thải vào nhà máy. Để giải quyết khó khăn trước mắt trong công tác vệ sinh môi trường, UBND thành phố đã chủ động, tích cực liên hệ với các đơn vị liên quan đề nghị hỗ trợ tiếp nhận rác thải sinh hoạt của thành phố. Tuy vậy, trong khu vực lân cận không có đơn vị nào đủ khả năng tiếp nhận (thời gian đầu có Công ty CP môi trường công nghệ cao tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy hỗ trợ tiếp nhận khoảng 5 - 10 tấn/ngày, sau khi tiếp nhận được khoảng 1.300 tấn, công ty dừng tiếp nhận; Chi nhánh Công ty TNHH đầu tư thương mại Hoàng Long tại huyện Lương Sơn tiếp nhận khoảng 10.000 tấn, sau đó dừng tiếp nhận do UBND huyện Lương Sơn có văn bản yêu cầu dừng tiếp nhận vì lo ngại vấn đề môi trường). Do không có điểm tiếp nhận và xử lý rác thải, UBND thành phố đã chỉ đạo tập kết tạm thời gần 10.000 tấn rác thải sinh hoạt tại 4 vị trí trên địa bàn thành phố (đường Trương Hán Siêu 2.000 tấn; đường nội bộ khu công nghiệp Mông Hóa 1.000 tấn; tại khu đất thuộc xóm Văn Minh, xã Quang Tiến 3.000 tấn và khu đất thuộc tổ 9, phường Kỳ Sơn 4.000 tấn). Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản số 1995/VPUBND-NNTN, ngày 17/11/2020 của Văn phòng UBND tỉnh. Trong đó, giao UBND thành phố "chủ động, khẩn trương tìm các giải pháp để giải quyết ổn định vấn đề xử lý rác thải của TP Hòa Bình”. Trên cơ sở báo cáo đề xuất của UBND xã Độc Lập, thành phố đã báo cáo, đề xuất UBND tỉnh chấp thuận cho tập kết rác thải tạm thời tại 1 vị trí khu tập kết rác diện tích khoảng 20 ha (diện tích làm điểm tập kết trên mặt bằng khoảng 3 ha) thuộc xã Độc Lập; đồng thời trên cơ sở đề xuất của Sở Xây dựng tại Văn bản số 4173/SXD-PTĐT&HT, ngày 24/12/2020, UBND tỉnh đã có Văn bản số 2331/UBND-NNTN, ngày 30/12/2020. Tuy nhiên, khu tập kết chất thải rắn sinh hoạt tạm thời tại xóm Can, xã Độc Lập chưa phù hợp với quy hoạch rác thải của tỉnh. Trong quá trình quản lý, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, lượng nước chảy tràn khi vận chuyển đã tác động, ảnh hưởng tới chất lượng nước suối Chanh, chảy ra xã Cao Sơn (Lương Sơn). Sau khi phát sinh sự việc, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở TN&MT, Công an tỉnh kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân. Từ ngày 26/4/2022, thành phố đã dừng việc tập kết rác tại xóm Can, xã Độc Lập theo Công văn số 639/UBND-KTN của UBND tỉnh, đồng thời thực hiện các biện pháp khắc phục tồn tại. Ngày 22/6/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 20/ 2022/QĐ-UBND ban hành quy định quản lý dịch vụ công, dịch vụ công ích (DVCI) đô thị trên địa bàn tỉnh, thay thế Quyết định số 48/2019/QĐ-UBND, ngày 3/12/2019, toàn bộ phương thức cung ứng DVCI đô thị phải thực hiện đấu thầu, tuy nhiên, đến thời điểm này chưa thực hiện được đấu thầu DVCI trong năm 2022, làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đã thực hiện DVCI cho thành phố từ đầu năm đến nay. Nhằm tiếp tục giải quyết vấn đề rác thải tồn đọng gây ô nhiễm môi trường, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành phối hợp UBND TP Hòa Bình đôn đốc nhà đầu tư Công ty Bắc Việt đẩy nhanh tiến độ khắc phục lò đốt số 01, để sớm đưa rác vào xử lý theo cam kết. Ban hành cơ chế để hỗ trợ, thu hút các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực vệ sinh môi trường, đặc biệt là lĩnh vực xử lý rác thải như: Cơ chế về đơn giá xử lý, thuế, tiền thuê đất, hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật phụ trợ và các cơ chế hỗ trợ đặc thù khác... Đồng thời quan tâm phân bổ nguồn ngân sách, định mức chi sự nghiệp môi trường lên 110 tỷ đồng/năm, để thực hiện công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố. Theo lãnh đạo TP Hòa Bình, để giải quyết căn cơ vấn đề rác thải cần phải thu hút nhà đầu tư có năng lực tham gia, tuy nhiên cũng rất khó khăn vì các nhà đầu tư không hy vọng có lợi nhuận khi đầu tư vào lĩnh vực xử lý rác thải. Có thể tính toán tới việc bố trí ngân sách Nhà nước để xử lý rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn. Lê Chung

Điểm tập kết rác thải trên đường Trường Hán Siêu (TP Hòa Bình) gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan thành phố. Điểm tập kết rác thải trên đường Trương Hán Siêu, khu vực bờ trái sông Đà dù đã được đơn vị vận chuyển xử lý, che bạt, song vẫn bốc mùi hôi thối, khó chịu, khiến nhiều người dân đi qua không khỏi tức ngực, buồn nôn, choáng váng. Lượng rác mỗi ngày một nhiều lên càng gây ám ảnh, phản cảm đối với người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Tuy nhiên, đây là giải pháp tình thế đang được áp dụng của TP Hòa Bình. Sau khi sáp nhập, TP Hòa Bình có 135.000 người, theo tính toán, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày khoảng 90 tấn/ngày đêm; thực tế lượng rác thải sinh hoạt đã được thu gom, vận chuyển hàng ngày khoảng 75 tấn/ngày đêm. Để giải quyết áp lực về rác thải, các sở, ngành chức năng tham mưu UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với Công ty CP năng lượng và môi trường Bắc Việt (Công ty Bắc Việt) xây dựng khu xử lý, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn Hòa Bình tại xã Thịnh Minh. Theo hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư, công suất nhà máy là 190 tấn/ngày; giai đoạn đầu đi vào hoạt động công suất 100 tấn/ngày. Thực tế, công suất nhà máy không đáp ứng được việc xử lý rác thải phát sinh hàng ngày của thành phố là 75 tấn/ngày, dẫn đến việc chôn lấp rác (công ty gọi là mùn) không đúng quy định được Nhân dân phát hiện, kiến nghị; Sở TN&MT kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính. Do các tồn tại của công ty, từ ngày 20/8/2020 đến nay, các hộ sinh sống lân cận ngăn cản việc vận chuyển rác thải về nhà máy, do đó công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố gặp rất nhiều khó khăn. UBND tỉnh đã chỉ đạo chính quyền thành phố và các ngành đối thoại với Nhân dân, đơn vị liên quan. Song, do việc chậm trễ khắc phục tồn tại của Công ty Bắc Việt nên Nhân dân không đồng ý cho vận chuyển rác thải vào nhà máy. Để giải quyết khó khăn trước mắt trong công tác vệ sinh môi trường, UBND thành phố đã chủ động, tích cực liên hệ với các đơn vị liên quan đề nghị hỗ trợ tiếp nhận rác thải sinh hoạt của thành phố. Tuy vậy, trong khu vực lân cận không có đơn vị nào đủ khả năng tiếp nhận (thời gian đầu có Công ty CP môi trường công nghệ cao tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy hỗ trợ tiếp nhận khoảng 5 - 10 tấn/ngày, sau khi tiếp nhận được khoảng 1.300 tấn, công ty dừng tiếp nhận; Chi nhánh Công ty TNHH đầu tư thương mại Hoàng Long tại huyện Lương Sơn tiếp nhận khoảng 10.000 tấn, sau đó dừng tiếp nhận do UBND huyện Lương Sơn có văn bản yêu cầu dừng tiếp nhận vì lo ngại vấn đề môi trường). Do không có điểm tiếp nhận và xử lý rác thải, UBND thành phố đã chỉ đạo tập kết tạm thời gần 10.000 tấn rác thải sinh hoạt tại 4 vị trí trên địa bàn thành phố (đường Trương Hán Siêu 2.000 tấn; đường nội bộ khu công nghiệp Mông Hóa 1.000 tấn; tại khu đất thuộc xóm Văn Minh, xã Quang Tiến 3.000 tấn và khu đất thuộc tổ 9, phường Kỳ Sơn 4.000 tấn). Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản số 1995/VPUBND-NNTN, ngày 17/11/2020 của Văn phòng UBND tỉnh. Trong đó, giao UBND thành phố "chủ động, khẩn trương tìm các giải pháp để giải quyết ổn định vấn đề xử lý rác thải của TP Hòa Bình”. Trên cơ sở báo cáo đề xuất của UBND xã Độc Lập, thành phố đã báo cáo, đề xuất UBND tỉnh chấp thuận cho tập kết rác thải tạm thời tại 1 vị trí khu tập kết rác diện tích khoảng 20 ha (diện tích làm điểm tập kết trên mặt bằng khoảng 3 ha) thuộc xã Độc Lập; đồng thời trên cơ sở đề xuất của Sở Xây dựng tại Văn bản số 4173/SXD-PTĐT&HT, ngày 24/12/2020, UBND tỉnh đã có Văn bản số 2331/UBND-NNTN, ngày 30/12/2020. Tuy nhiên, khu tập kết chất thải rắn sinh hoạt tạm thời tại xóm Can, xã Độc Lập chưa phù hợp với quy hoạch rác thải của tỉnh. Trong quá trình quản lý, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, lượng nước chảy tràn khi vận chuyển đã tác động, ảnh hưởng tới chất lượng nước suối Chanh, chảy ra xã Cao Sơn (Lương Sơn). Sau khi phát sinh sự việc, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở TN&MT, Công an tỉnh kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân. Từ ngày 26/4/2022, thành phố đã dừng việc tập kết rác tại xóm Can, xã Độc Lập theo Công văn số 639/UBND-KTN của UBND tỉnh, đồng thời thực hiện các biện pháp khắc phục tồn tại. Ngày 22/6/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 20/ 2022/QĐ-UBND ban hành quy định quản lý dịch vụ công, dịch vụ công ích (DVCI) đô thị trên địa bàn tỉnh, thay thế Quyết định số 48/2019/QĐ-UBND, ngày 3/12/2019, toàn bộ phương thức cung ứng DVCI đô thị phải thực hiện đấu thầu, tuy nhiên, đến thời điểm này chưa thực hiện được đấu thầu DVCI trong năm 2022, làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đã thực hiện DVCI cho thành phố từ đầu năm đến nay. Nhằm tiếp tục giải quyết vấn đề rác thải tồn đọng gây ô nhiễm môi trường, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành phối hợp UBND TP Hòa Bình đôn đốc nhà đầu tư Công ty Bắc Việt đẩy nhanh tiến độ khắc phục lò đốt số 01, để sớm đưa rác vào xử lý theo cam kết. Ban hành cơ chế để hỗ trợ, thu hút các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực vệ sinh môi trường, đặc biệt là lĩnh vực xử lý rác thải như: Cơ chế về đơn giá xử lý, thuế, tiền thuê đất, hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật phụ trợ và các cơ chế hỗ trợ đặc thù khác... Đồng thời quan tâm phân bổ nguồn ngân sách, định mức chi sự nghiệp môi trường lên 110 tỷ đồng/năm, để thực hiện công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố. Theo lãnh đạo TP Hòa Bình, để giải quyết căn cơ vấn đề rác thải cần phải thu hút nhà đầu tư có năng lực tham gia, tuy nhiên cũng rất khó khăn vì các nhà đầu tư không hy vọng có lợi nhuận khi đầu tư vào lĩnh vực xử lý rác thải. Có thể tính toán tới việc bố trí ngân sách Nhà nước để xử lý rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn. Lê Chung

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/28/170584/kho-giai-quyet-van-de-rac-thai-o-thanh-pho-hoa-binh.htm