Kho vũ khí cơ bản của Quân đội Nhân dân Lào có gì đặc biệt?

Từ năm 2018 Lào đã nhận bàn giao hàng chục đơn vị vũ khí hiện đại từ Nga và Trung Quốc trang bị cho cả hai lực lượng lục quân và không quân. Trước đó, trong kho vũ khí cơ bản của lực lượng Quân đội Nhân dân Lào cũng có nhiều cái tên nổi tiếng.

Tại khu vực Đông Nam Á, Quân đội Nhân dân Lào là đội quân có tổ chức, quy mô nhỏ với quân số thường trực chỉ là 130.000 người gồm cả lực lượng không quân và thủy quân. Ảnh: QĐND

Tại khu vực Đông Nam Á, Quân đội Nhân dân Lào là đội quân có tổ chức, quy mô nhỏ với quân số thường trực chỉ là 130.000 người gồm cả lực lượng không quân và thủy quân. Ảnh: QĐND

Ở Lào thực hiện luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc, thời gian phục vụ tối thiểu 18 tháng. Ảnh: QĐND

Ở Lào thực hiện luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc, thời gian phục vụ tối thiểu 18 tháng. Ảnh: QĐND

Lục quân là lực lượng lớn nhất, trang bị nhiều loại vũ khí nhất trong Quân đội Nhân dân Lào. Trang bị vũ khí cá nhân của bộ đội Lào là súng trường tiến công AK-47/AKM hoặc là biến thể AK do Trung Quốc sản xuất Type 56, trung liên PKM/RPD, súng ngắn Makarov PM… Ảnh: QĐND

Lục quân là lực lượng lớn nhất, trang bị nhiều loại vũ khí nhất trong Quân đội Nhân dân Lào. Trang bị vũ khí cá nhân của bộ đội Lào là súng trường tiến công AK-47/AKM hoặc là biến thể AK do Trung Quốc sản xuất Type 56, trung liên PKM/RPD, súng ngắn Makarov PM… Ảnh: QĐND

Trong đào tạo, Quân đội Nhân dân Lào đã cử rất nhiều học viên sang học tập tại các trường sĩ quan, đại học, học viên quân sự ở Việt Nam. Ảnh: QĐND

Trong đào tạo, Quân đội Nhân dân Lào đã cử rất nhiều học viên sang học tập tại các trường sĩ quan, đại học, học viên quân sự ở Việt Nam. Ảnh: QĐND

Quân đội Lào cũng tổ chức lực lượng tác chiến đặc biệt, hay gọi là đặc công Lào với nét khá giống với đặc công Việt Nam. Ảnh: QĐND

Quân đội Lào cũng tổ chức lực lượng tác chiến đặc biệt, hay gọi là đặc công Lào với nét khá giống với đặc công Việt Nam. Ảnh: QĐND

Về trang bị vũ khí hạng nặng Quân đội Lào chủ yếu có nguồn gốc từ Liên Xô. Trong đó, pháo binh có trang bị súng cối (cỡ 81, 82 hoặc 120mm). Trong ảnh là Chuẩn úy Thông-dun Xơn-phăc-hua thuộc Tiểu đoàn 414, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh U Đom Xay đang thực hành thao tác bắn súng cối. Ảnh: QĐND

Về trang bị vũ khí hạng nặng Quân đội Lào chủ yếu có nguồn gốc từ Liên Xô. Trong đó, pháo binh có trang bị súng cối (cỡ 81, 82 hoặc 120mm). Trong ảnh là Chuẩn úy Thông-dun Xơn-phăc-hua thuộc Tiểu đoàn 414, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh U Đom Xay đang thực hành thao tác bắn súng cối. Ảnh: QĐND

Ngoài hỏa lực cối, pháo binh Lào còn có số lượng hơn 100 khẩu các loại gồm: lựu pháo M-30 12mm, D-30 122mm, M101 105mm; pháo nòng dài M-46 130mm (số lượng rất ít). Trong ảnh là khẩu đội lựu pháo D-30 122mm do Liên Xô sản xuất, viện trợ cho Lào. Ảnh: QĐND

Ngoài hỏa lực cối, pháo binh Lào còn có số lượng hơn 100 khẩu các loại gồm: lựu pháo M-30 12mm, D-30 122mm, M101 105mm; pháo nòng dài M-46 130mm (số lượng rất ít). Trong ảnh là khẩu đội lựu pháo D-30 122mm do Liên Xô sản xuất, viện trợ cho Lào. Ảnh: QĐND

Chiến sĩ khẩu đội lựu pháo thuộc Tiểu đoàn 609 (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Xay Nha Bu Ly) đang hiệu chỉnh thước ngắm. Ảnh: QĐND

Chiến sĩ khẩu đội lựu pháo thuộc Tiểu đoàn 609 (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Xay Nha Bu Ly) đang hiệu chỉnh thước ngắm. Ảnh: QĐND

Lựu pháo D-30 122mm có góc bắn 360 độ, tầm bắn 15,4km. Ảnh: QĐND

Lựu pháo D-30 122mm có góc bắn 360 độ, tầm bắn 15,4km. Ảnh: QĐND

Khu nhà chứa các khẩu lựu pháo M-30 122mm của Quân đội Lào. Loại pháo này đạt tầm bắn 11,8km. Ảnh: QĐND

Khu nhà chứa các khẩu lựu pháo M-30 122mm của Quân đội Lào. Loại pháo này đạt tầm bắn 11,8km. Ảnh: QĐND

Lực lượng tăng – thiết giáp, ô tô xe máy của Quân đội Nhân dân Lào chủ yếu sử dụng các trang bị Liên Xô gồm: xe tăng chiến đấu chủ lực T-54; xe tăng hạng nhẹ PT-76; xe bọc thép BTR-60/BTR-152. Ảnh: QĐND

Lực lượng tăng – thiết giáp, ô tô xe máy của Quân đội Nhân dân Lào chủ yếu sử dụng các trang bị Liên Xô gồm: xe tăng chiến đấu chủ lực T-54; xe tăng hạng nhẹ PT-76; xe bọc thép BTR-60/BTR-152. Ảnh: QĐND

 Trong ảnh là các chiến sĩ lái tăng thuộc Tiểu đoàn 614, Sư đoàn 2 Quân đội Nhân dân Lào. Ảnh: QĐND

Trong ảnh là các chiến sĩ lái tăng thuộc Tiểu đoàn 614, Sư đoàn 2 Quân đội Nhân dân Lào. Ảnh: QĐND

Tiểu đoàn 614 là đơn vị thiết giáp giàu truyền thống của Quân đội Lào, đã tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới năm 1982-1988. Ảnh: QĐND

Tiểu đoàn 614 là đơn vị thiết giáp giàu truyền thống của Quân đội Lào, đã tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới năm 1982-1988. Ảnh: QĐND

Xe tăng PT-76 của Quân đội Lào thuộc thế hệ đầu của dòng tăng huyền thoại này, trang bị pháo rãnh xoắn D-56T 76,2mm không có bụng hút khói ở 2/3 thân pháo. Ảnh: QĐND

Xe tăng PT-76 của Quân đội Lào thuộc thế hệ đầu của dòng tăng huyền thoại này, trang bị pháo rãnh xoắn D-56T 76,2mm không có bụng hút khói ở 2/3 thân pháo. Ảnh: QĐND

Không quân Giải phóng Nhân dân Lào (LPLAAF) là lực lượng lớn thứ 2 trong Quân đội Nhân dân Lào với quân số thường trực khoảng 3.000 người, trang bị khoảng gần 50 máy bay chủ yếu làm nhiệm vụ vận tải, yểm trợ hỏa lực khi cần. Dù có trong biên chế khoảng vài chục chiếc MiG-21 nhưng số này hầu như không còn hoạt động. Ảnh: QĐND

Không quân Giải phóng Nhân dân Lào (LPLAAF) là lực lượng lớn thứ 2 trong Quân đội Nhân dân Lào với quân số thường trực khoảng 3.000 người, trang bị khoảng gần 50 máy bay chủ yếu làm nhiệm vụ vận tải, yểm trợ hỏa lực khi cần. Dù có trong biên chế khoảng vài chục chiếc MiG-21 nhưng số này hầu như không còn hoạt động. Ảnh: QĐND

Trong ảnh là trực thăng đa năng Mi-17-1V thuộc Trung đoàn vận tải 703, Không quân Giải phóng Nhân dân Lào. Ảnh: QĐND

Trong ảnh là trực thăng đa năng Mi-17-1V thuộc Trung đoàn vận tải 703, Không quân Giải phóng Nhân dân Lào. Ảnh: QĐND

Năm 1997, Lào đã ký mua của Nga 12 chiếc Mi-17 và được chuyển giao hoàn tất trong năm 1999. Số máy bay này chủ yếu làm nhiệm vụ vận tải, trinh sát, khi cần có thể vũ trang rocket để yểm trợ hỏa lực mặt đất.

Năm 1997, Lào đã ký mua của Nga 12 chiếc Mi-17 và được chuyển giao hoàn tất trong năm 1999. Số máy bay này chủ yếu làm nhiệm vụ vận tải, trinh sát, khi cần có thể vũ trang rocket để yểm trợ hỏa lực mặt đất.

Ngoài trực thăng Nga, Lào còn mua 4 chiếc trực thăng vận tải đa năng Z-9 của Trung Quốc.

Ngoài trực thăng Nga, Lào còn mua 4 chiếc trực thăng vận tải đa năng Z-9 của Trung Quốc.

Về đội máy bay vận tải cánh bằng, Lào có trong trang bị khoảng 10 chiếc An-2, một chiếc An-26 và một chiếc An-74 (mua của Ukraine).

Về đội máy bay vận tải cánh bằng, Lào có trong trang bị khoảng 10 chiếc An-2, một chiếc An-26 và một chiếc An-74 (mua của Ukraine).

Trong ảnh là máy bay vận tải hiện đại nhất của Không quân Lào – An-74 mua của Ukraine, chuyên phục vụ các lãnh đạo Đảng, chính phủ Lào.

Trong ảnh là máy bay vận tải hiện đại nhất của Không quân Lào – An-74 mua của Ukraine, chuyên phục vụ các lãnh đạo Đảng, chính phủ Lào.

Video Quân đội Việt Nam phá sào huyệt ma túy trên đất Lào - Nguồn: An ninh thế giới

PV

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/kho-vu-khi-co-ban-cua-quan-doi-nhan-dan-lao-co-gi-dac-biet-1305087.html