Khoa Đột quỵ: Tạo niềm tin cho người bệnh

Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh được thành lập từ tháng 6/2017 với 15 cán bộ, trong đó có 4 Bác sỹ, 11 điều dưỡng - kỹ thuật viên. Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, Khoa Đột quy, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tiếp nhận thành công nhiều kỹ thuật mới, hiện đại, tạo được niềm tin từ người bệnh và gia đình người bệnh.

Chăm sóc người bệnh đột quỵ tại Khoa Đột quỵ.

Bệnh nhân Lê ThịTuyến, xã Yên Tân, huyện ý Yên (tỉnh Nam Định) do được cấp cứu kịp thơìnếu không đã tử vong. Bà Tuyến năm nay 73 tuổi, bị tiểu đường và một số bệnhngười già, không may quỵ ngã sau 4 tiếng mới được người thân phát hiện, rất mayvẫn còn giữ được tính mạng. Khi vào viện, bệnh nhân ở vào tình trạng hôn mê,liệt người, thất ngôn (không nói được)... Bác sĩ chẩn đoán bị nhồi máu não tôícấp, nhanh chóng được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết. Sau gần 1 tháng điều trịtích cực tại khoa Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, hiện tại tình trạng bệnh đaỗ̉n định. Bà Tuyến đã có thể đi lại nhẹ nhàng, nói năng chậm rãi, dự kiến sauvài ngày nữa có thể xuất viện về nhà tiếp tục uống thuốc và tập luyện phục hôìsức khỏe.

Theo các bác sĩ,nhồi máu não xảy ra bởi tình trạng tắc nghẽn động mạch não cấp tính, dẫn đếnsuy giảm dòng máu nuôi tại vùng nhu mô não do động mạch đó chi phối. Đột quỵnhồi máu não là tình trạng thành cục máu đông gây tắc mạch dẫn đến nguy cơ tửvong nhanh khi não không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng. Bệnh đột quỵ nhôìmáu não cấp là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 sau ung thư và bệnh mạch vành, lànguyên nhân chính của phế tật.

Trước đây, người bệnhbị đột quỵ nhồi máu não phải chuyển tuyến trên điều trị. Nhận thấy tầm quantrọng và đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã kýhợp đồng với Bệnh viện Bạch Mai triển khai chương trình đào tạo chuyển giao kỹthuật điều trị nhồi máu não cấp bằng thuốc tiêu huyết khối. Trong tháng 3/2018,bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã trực tiếp về chuyển giao kỹ thuật cho các bác sỹBệnh viện Đa khoa tỉnh. Ngoài ra, Bệnh viện đã cử 2 kíp bác sĩ lên Bệnh việnBạch Mai học tập với phương pháp “cầm tay chỉ việc”, đồng thời trang bị hệthống máy móc hiện đại đảm bảo yêu cầu trong điều trị người bệnh. Hiện tại, cácbác sỹ Khoa Đột quỵ đã làm chủ và thực hiện tốt kỹ thuật mới này.

Từ khi nhậnchuyển giao kỹ thuật cho đến nay, Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã điêùtrị thành công cho hàng chục Bệnh nhân. Hiện trung bình mỗi tháng, Khoa Đột quỵđón tiếp và điều trị cho trên 100 người. Người bệnh đột quỵ hầu hết là ngươìcao tuổi, nên việc thăm khám, điều trị và chăm sóc rất khó khăn. Sau khi được cấpcứu ổn định sức khỏe, bệnh nhân được đội ngũ điều dưỡng viên chăm sóc toàndiện, như điều trị dùng thuốc, xoa bóp, tập vận động, chia sẻ cùng người bệnhvới thái độ ân cần, niềm nở, giúp người bệnh phục hồi chức năng sớm nhất.

Bên cạnh đó, KhoaĐột quỵ còn phối hợp với các khoa chuyên môn như Khoa chẩn đoán hình ảnh, KhoaThần kinh, Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng và các khoa liên quan đểchẩn đoán, xác định nhanh tình trạng bệnh, thực hiện can thiệp mạch cho ngươìbệnh. Cùng với tổ chức thăm khám và điều trị cho người bệnh, Khoa Đột quỵ cũngthường xuyên tuyên truyền, tư vấn giáo dục sức khỏe cho nhân dân phòng, chốngbệnh đột quỵ, nhất là với người cao tuổi, giúp người dân hiểu biết về bệnh độtquỵ, từ đó có phương pháp phòng, chống tại cộng đồng.

Bài, ảnh: Hạnh Chi

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/khoa-iot-quy-tao-niem-tin-cho-nguoi-benh-20191115082610944p4c7.htm