Khối cầu 2,8 tỷ tuổi hé lộ nền văn minh vượt xa thời đại

Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau để giải thích sự tồn tại của các khối cầu hàng tỷ năm tuổi này.

Những khối cầu 2,8 tỷ năm tuổi được phát hiện tại một mỏ khai thác ở Nam Phi đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới khoa học, đặc biệt là về khả năng tồn tại của các nền văn minh tiên tiến thời tiền sử.

Những khối cầu 2,8 tỷ năm tuổi được phát hiện tại một mỏ khai thác ở Nam Phi đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới khoa học, đặc biệt là về khả năng tồn tại của các nền văn minh tiên tiến thời tiền sử.

Oopart (out of place artifact) là thuật ngữ dùng để chỉ những vật thể thời tiền sử có trình độ kỹ thuật vượt xa thời đại. Các khối cầu Klerksdorp, được phát hiện tại mỏ khai thác ở Nam Phi, là một ví dụ điển hình của oopart. Những khối cầu này có niên đại khoảng 2,8 tỷ năm, với cấu trúc bên trong dạng sợi và một lớp vỏ cứng bên ngoài không thể bị trầy xước.

Oopart (out of place artifact) là thuật ngữ dùng để chỉ những vật thể thời tiền sử có trình độ kỹ thuật vượt xa thời đại. Các khối cầu Klerksdorp, được phát hiện tại mỏ khai thác ở Nam Phi, là một ví dụ điển hình của oopart. Những khối cầu này có niên đại khoảng 2,8 tỷ năm, với cấu trúc bên trong dạng sợi và một lớp vỏ cứng bên ngoài không thể bị trầy xước.

Michael Cremo, nhà nghiên cứu văn hóa thời tiền sử, đã nghiên cứu các khối cầu Klerksdorp và biên soạn những phát hiện của mình thành cuốn sách "Khảo cổ học ngăn cấm: Lịch sử bị che khuất của loài người". Ông cho biết các khối cầu này có kích thước từ 30-50mm, bề mặt có các đường rãnh đồng cứng và bên trong chứa một chất giống than củi nhưng mềm và xốp như bông.

Michael Cremo, nhà nghiên cứu văn hóa thời tiền sử, đã nghiên cứu các khối cầu Klerksdorp và biên soạn những phát hiện của mình thành cuốn sách "Khảo cổ học ngăn cấm: Lịch sử bị che khuất của loài người". Ông cho biết các khối cầu này có kích thước từ 30-50mm, bề mặt có các đường rãnh đồng cứng và bên trong chứa một chất giống than củi nhưng mềm và xốp như bông.

Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau để giải thích sự tồn tại của các khối cầu này. Một số ý kiến cho rằng khối cầu hình thành do quá trình tích tụ và cứng lại của khoáng chất. Nhà địa chất Dave Crosby từng đưa ra giả thuyết về một vụ va chạm thiên thạch, nhưng sau đó cho rằng chúng hình thành từ quá trình hòa tan và tích tụ khoáng chất do nước mưa.

Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau để giải thích sự tồn tại của các khối cầu này. Một số ý kiến cho rằng khối cầu hình thành do quá trình tích tụ và cứng lại của khoáng chất. Nhà địa chất Dave Crosby từng đưa ra giả thuyết về một vụ va chạm thiên thạch, nhưng sau đó cho rằng chúng hình thành từ quá trình hòa tan và tích tụ khoáng chất do nước mưa.

Tiến sĩ Karrie Weber từ Đại Học Nebraska-Lincoln cho rằng vi khuẩn có thể đã giúp hình thành nên các khối cầu như là sản phẩm phụ trong quá trình sinh trưởng của chúng.

Tiến sĩ Karrie Weber từ Đại Học Nebraska-Lincoln cho rằng vi khuẩn có thể đã giúp hình thành nên các khối cầu như là sản phẩm phụ trong quá trình sinh trưởng của chúng.

Michael Cremo và một số nhà nghiên cứu khác tin rằng các khối cầu Klerksdorp là bằng chứng cho sự tồn tại của các nền văn minh tiên tiến từ hàng tỷ năm trước. Họ cho rằng lịch sử nhân loại có thể còn nhiều điều chưa được khám phá và các bằng chứng này cần được thừa nhận.

Michael Cremo và một số nhà nghiên cứu khác tin rằng các khối cầu Klerksdorp là bằng chứng cho sự tồn tại của các nền văn minh tiên tiến từ hàng tỷ năm trước. Họ cho rằng lịch sử nhân loại có thể còn nhiều điều chưa được khám phá và các bằng chứng này cần được thừa nhận.

Tại Utah, Mỹ, cũng tìm thấy các khối cầu tương tự gọi là viên bi Moqui, với niên đại khoảng 2 triệu năm. Các viên bi này có lõi bên trong bằng cát và lớp vỏ ngoài cứng làm từ oxit sắt, được cho là có thể do quá trình sinh trưởng của vi khuẩn tạo ra.

Tại Utah, Mỹ, cũng tìm thấy các khối cầu tương tự gọi là viên bi Moqui, với niên đại khoảng 2 triệu năm. Các viên bi này có lõi bên trong bằng cát và lớp vỏ ngoài cứng làm từ oxit sắt, được cho là có thể do quá trình sinh trưởng của vi khuẩn tạo ra.

Các khối cầu Klerksdorp và những hiện tượng tương tự khơi dậy nhiều câu hỏi về lịch sử và sự phát triển của sự sống trên Trái Đất. Dù các giả thuyết đưa ra vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng những khối cầu này chắc chắn là một thách thức lớn đối với các nhà khoa học và khơi dậy sự tò mò về những bí ẩn chưa được giải mã của loài người.

Các khối cầu Klerksdorp và những hiện tượng tương tự khơi dậy nhiều câu hỏi về lịch sử và sự phát triển của sự sống trên Trái Đất. Dù các giả thuyết đưa ra vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng những khối cầu này chắc chắn là một thách thức lớn đối với các nhà khoa học và khơi dậy sự tò mò về những bí ẩn chưa được giải mã của loài người.

Mời quý độc giả xem thêm video: Hé lộ nền văn minh đã mất tích qua tàn tích khảo cổ.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/khoi-cau-28-ty-tuoi-he-lo-nen-van-minh-vuot-xa-thoi-dai-2002565.html