Hiện tượng này được địa phương gọi là Pedras Parideiras, có nghĩa là "đá sinh con". Khối đá mẹ là một khối đá granite lớn trên mặt đất, với kích thước đáng kinh ngạc.
Bề mặt của nó bao phủ bởi những mấu nhỏ giống như đĩa lồi, và các mấu nhỏ này thường tách ra khỏi khối đá mẹ do tác động của thời tiết và quá trình xói mòn.
Những mấu nhỏ này, hay đá con, chứa các khoáng chất tương tự như khối đá mẹ nhưng có lớp ngoài cùng chứa biotite, một loại mica có khả năng chống cơ học thấp.
Quá trình sinh đá con diễn ra khi nước mưa hoặc sương ngấm vào các kẽ nứt trên mặt mica và sau đó đóng băng khi mùa đông đến.
Băng đóng vai trò như một chiếc nêm làm cho các vết nứt sâu hơn, cuối cùng dẫn đến việc các mấu nhỏ rơi khỏi khối đá mẹ sau hàng trăm năm.
Tảng đá granite này hiện nay nằm trong công viên Arouca Geopark và đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Các quy định địa phương cấm việc lấy những viên đá con ra khỏi khu vực để bảo vệ di sản.
Tương tự, ở Trung Quốc, vách đá Chan Dan Ya cũng đang tạo ra hiện tượng tương tự, với việc đùn ra những quả trứng đá trơn nhẵn và tròn trịa, khiến người dân kinh ngạc.
Mời quý độc giả xem thêm video: Bí ẩn tảng đá nghìn năm tuổi bị xẻ đôi như được cắt bằng laser.
Thiên Trang (TH)