Khởi nghiệp từ nuôi trùn quế

PTĐT - Phong trào thanh niên khởi nghiệp ngày càng phát triển và có sức lan tỏa sâu rộng trong lực lượng đoàn viên, thanh niên huyện Hạ Hòa. Một trong những mô hình khởi nghiệp hiệu quả...

Mô hình nuôi trùn quế …

Mô hình nuôi trùn quế …

PTĐT - Phong trào thanh niên khởi nghiệp ngày càng phát triển và có sức lan tỏa sâu rộng trong lực lượng đoàn viên, thanh niên huyện Hạ Hòa. Một trong những mô hình khởi nghiệp hiệu quả đó là nuôi trùn quế (giun quế) kết hợp chăn nuôi tổng hợp của Nguyễn Thị Bích Ngọc, sinh năm 1990 ở khu 2, xã Bằng Giã. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, dù đã tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán nhưng với niềm say mê với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp sạch, chị Ngọc quyết tâm tìm hướng đi để phát triển kinh tế gia đình. Sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và học tập qua sách báo; các phương tiện thông tin đại chúng, chị đã quyết định nuôi giống trùn quế kết hợp với nuôi gà. Cuối năm 2018, chị Ngọc bắt đầu xây dựng chuồng trại với số vốn khởi điểm 50 triệu đồng. Vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm, đến nay sau 2 năm, diện tích nuôi trùn quế của chị đã tăng lên 2 khu, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 20 tấn với giá trung bình là 2.500 – 3000 đ/kg.

… kết hợp nuôi gà mang lại hiệu quả kinh tế cao của chị Ngọc.

… kết hợp nuôi gà mang lại hiệu quả kinh tế cao của chị Ngọc.

Chị Ngọc cho biết: “Sau khi khai thác trùn tinh làm thức ăn cho bò, gà. Số còn lại cùng phân vi sinh sẽ xuất bán cho các thị trường Vĩnh Phúc, Hà Giang, Hà Nội… Với 70% đạm trong cơ thể, trùn quế là thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao cho vật nuôi, gà được nuôi bằng trùn quế tăng trọng nhanh, cho chất lượng thịt và trứng thơm ngon vượt trội. Phân từ trùn quế có tác dụng kích thích tăng trưởng cây trồng, góp phần làm giảm mức độ sử dụng phân hóa học; thuốc trừ sâu, tăng khả năng chống sâu bệnh. Sinh khối trùn quế được ví như một nhà máy rác tự nhiên có khả năng tiêu thụ, phân giải rác hữu cơ và chất thải chăn nuôi lớn. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, trùn quế là móc xích quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp sạch gắn với bảo vệ môi trường”.Dù còn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm do nhận thức của bà con nông dân về trùn quế còn hạn hẹp nhưng chị Ngọc vẫn đạt được những kết quả đáng phấn khởi, giúp nâng cao đời sống kinh tế gia đình. Với sức trẻ cùng sự tâm huyết với nông nghiệp sạch, thời gian tới chị sẽ mở rộng thêm diện tích chuồng trại, tiếp tục nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm trong chăm nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Hà Trang

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/kinh-te/202011/khoi-nghiep-tu-nuoi-trun-que-174073